Tin tức

Tình Trạng Ô Nhiễm Nước Trên Thế Giới & Việt Nam Đáng Báo Động Như Thế Nào?

December 16 2022
9.699 lượt xem

Hiện nay, tình trạng ô nhiễm nước không chỉ xảy ra tại Việt Nam mà nó còn xuất hiện ở mọi quốc gia trên thế giới. Một con số chấn động có thể khiến bạn quan ngại là: 1 tỷ người đang sống trong tình trạng thiếu nước sạch. Ô nhiễm nước không chỉ ảnh hưởng tới chất lượng đời sống con người mà còn tham gia phá hủy môi trường của nhiều loài sinh vật khác. Vậy nên vấn đề xử lý tình trạng nước thải là nhiệm vụ hàng đầu được chính phủ nhiều nước đẩy mạnh công tác quản lý, kiểm soát. Cùng Green Water tìm hiểu tình trạng ô nhiễm nước trên thế giới và tại Việt Nam nhé.

Tìm hiểu vấn đề ô nhiễm nước trên thế giới

Ô nhiễm nước là hiện tượng các vùng nước tự nhiên bị hoạt động của con người và môi trường làm ô nhiễm. Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng này là do thuốc bảo vệ thực vật, chất thải công nghiệp chưa được xử lý nhanh chóng. Từ đó, nguồn nước bị nhiễm bẩn, thành phần và chất lượng sụt giảm. Sự thay đổi thành phần, chất lượng không đáp ứng được mục đích sử dụng khác nhau, vượt quá tiêu chuẩn cho phép và ảnh hưởng tiêu cực tới sức khỏe con người.

Tình Trạng Ô Nhiễm Nước Trên Thế Giới & Việt Nam Đáng Báo Động Như Thế Nào?
Tình trạng ô nhiễm nước trên thế giới và Việt Nam đáng báo động như thế nào?

Nước trong tự nhiên tồn tại dưới nhiều dạng như: nước sông, hồ và biển. Trong cuộc sống hiện tại, tốc độ ô nhiễm nước có xu hướng tăng khá nhanh. Các đơn vị kinh doanh, sản xuất, nhà máy, xí nghiệp có nguồn chất thải gây ô nhiễm trực tiếp dưới nhiều hình thức khác nhau.

Nhìn chung, ô nhiễm nước trên thế giới có xu hướng tăng nhanh và đáng báo động. Với nhu cầu sử dụng nước và tốc độ ô nhiễm nước nhanh. Trong tương lai gần, con người sẽ thiếu nước sạch trầm trọng. Kéo theo đó, số người mắc bệnh, tử vong do nguồn nước sẽ tăng nhanh chóng. Do vậy, việc nhận thức và đưa ra biện pháp thực sự cần thiết cho giai đoạn này.

>> Xem thêm: 6 Cách Nhận Biết Nước Bị Ô Nhiễm Đơn Giản Nhất

Thực trạng ô nhiễm nước thế giới 2023

Ngành công nghệ, nông nghiệp phát triển sẽ kéo theo hàng loạt hệ lụy đi kèm. Ô nhiễm nước chính là một trong những nhóm hệ lụy đó. Theo thống kê của UNEP, có tới 60% nguồn nước trên các sông châu Á, châu Phi và Âu bị ô nhiễm. Mặt khác, theo Unicef, 5 quốc gia có nguồn ô nhiễm nặng là Indonesia, Thái Lan, Trung Quốc, Việt Nam và Philippines. Ngoài ra, tại Bangladesh có 15% nước sạch đạt chuẩn chia cho 1.2 triệu dân. Ở Ireland, 30% con sông bị ô nhiễm khi tần suất sử dụng nước ngày càng cao.

Đáng nói hơn, những con số trên chỉ thống kê đối với lượng nước bề mặt. Lượng nước ngầm dưới bề mặt hiện rất khó để kiểm soát. Theo thống kê, tại Hoa Kỳ có hơn 40% con sông bị ô nhiễm đáng báo động. 46% thủy sinh ở đây không thể tồn tại được.

Tại Châu Á, lượng chì trong nước sông Châu Á cao hơn 20% so với các khu vực khác. Mặt khác, chỉ số an toàn nước sinh hoạt vượt ngưỡng quy định. Số lượng vi sinh vật tại đây cao gấp 3 lần so với số lượng trung bình trên thế giới.

Thực trạng ô nhiễm nước tại Việt Nam chi tiết, cập nhật mới nhất

Tương tự tình trạng ô nhiễm nước trên thế giới, Việt Nam cũng đứng trước mối lo chất lượng nước giảm. Theo trích dẫn từ Bộ Y tế, trung bình mỗi năm có 9000 người chết do sử dụng nguồn nước bẩn, 200.000 người mắc ung thư. Trong khi tốc độ ô nhiễm nước tăng nhanh thì chính sách ngăn ngừa, cải tạo chất lượng chưa có.

Tình Trạng Ô Nhiễm Nước Trên Thế Giới & Việt Nam Đáng Báo Động Như Thế Nào?
Thực trạng ô nhiễm nước tại nhiều khu vực

Cụ thể, các thành phố lớn quy tụ hàng nghìn, hàng trăm cơ sở sản xuất với chất lượng chất thải gia tăng mỗi năm. Riêng Hà Nội, có hơn 400.000m3 nước thải xả ra môi trường hàng ngày. Trong số đó, chỉ có 10% nước thải đã qua công đoạn xử lý. Lượng nước thải đổ trực tiếp ra những con sông lớn, nước chuyển sang đen sì, đục ngầu. Kéo theo đó, mùi hôi thối bốc lên khiến chính quyền và người dân phải quan ngại.

Mặt khác, tại Việt Nam, 76% dân số sống tại nông thôn. Đây là khu vực nhạy cảm, quy trình xử lý chất thải còn hạn chế. Mọi loại chất thải sinh hoạt, động thực vật trực tiếp đổ ra kênh, rạch. Chúng có thể thẩm thấu và rửa trôi, gây ô nhiễm nguồn nước. Thực trạng trên chỉ phơi bày một phần của sự thật ô nhiễm nước. Từ đó, người dân có thể thấy được tác động tiêu cực của mình gây ra hậu quả gì.

Biện pháp xử lý ô nhiễm nước trên thế giới tại một số khu vực

Trước tình trạng ô nhiễm nước nghiêm trọng như vậy, các quốc gia đã có biện pháp giải quyết:

  • Trung quốc: Khi đối mặt với tình trạng ô nhiễm nước, chính quyền nước này đầu tư 330 tỷ USD để xử lý nước thải.
  • Singapore: Quốc gia xây dựng hệ thống gồm 40 kênh đào và chiều dài 1000km. Kéo theo đó là mạng lưới ống cống dài 8000km. Hiện nay, Singapore còn ứng dụng phương pháp thu thập nước mưa. Chính quyền dẫn trực tiếp nước về 17 hồ chứa. Ngoài ra, thu lại nước đã sử dụng từ đường hầm thoát nước nằm sâu dưới mặt đất.
  • Mỹ: Quốc gia này ban hành nhiều đạo luật trong việc bảo vệ nguồn nước.
  • Australia: Úc xây dựng hệ thống thoát nước tiên tiến với khả năng xử lý 320.000 triệu lít mỗi năm. Quốc gia này còn cho khởi công xây dựng mạng lưới ống ngầm chứa nước thải.
  • Nhật Bản: Xây dựng hệ thống ngầm ở ngoại ô của thủ đô Tokyo. Đây là giải pháp dùng để dự trữ và xử lý nguồn nước mưa, nước thải đáng quan tâm.

>> Xem thêm: 4 Loại Ô Nhiễm Nước Điển Hình Và Cách Khắc Phục

Hiện nay, chính quyền Việt Nam cũng đã có những chính sách cải thiện nguồn nước. Tuy nhiên, chúng chưa chất lượng và hiệu quả cho môi trường. Trong tương lai, chính phủ có thể học tập các nước bạn để có nhiều đề xuất xử lý nước thải.

Kết luận

Bài viết đã cung cấp cho bạn tình trạng ô nhiễm nước thế giới và tại Việt Nam. Nếu bạn còn bất cứ thắc mắc nào hãy liên hệ ngay với Green Water.

Thông tin liên hệ:

Trụ sở Hà Nội: Tầng 4, số 57 Lê Quý Đôn, phường Bạch Đằng, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội.

Chi nhánh HCM: 82 Nguyễn Bá Tuyển – Phường 12 – Q.Tân Bình – Tp.Hồ Chí Minh

Comments