Nước là yếu tố cực kỳ cần thiết cho cơ thể con người, được sử dụng cho uống trực tiếp và sinh hoạt hàng ngày. Tuy nhiên, nước bị nhiễm sắt có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Vậy làm thế nào để xử lý nước nhiễm sắt một cách đơn giản và hiệu quả?
Nước nhiễm sắt là tình trạng sắt hòa tan trong nước dưới dạng ion Fe2+. Hiện tượng này gây ra mùi tanh khó chịu. Nước nhiễm sắt thường có màu hơi vàng và vị chua. Khi giặt quần áo, nước này có thể gây ố vàng và làm đổi màu các dụng cụ, thiết bị. Nước nhiễm sắt khi đi qua đường ống dẫn nước có thể gây ra hiện tượng rỉ sét. Nó dẫn đến tắc nghẽn đường ống.
Ở vùng nông thôn Việt Nam, nguồn nước giếng khoan được sử dụng chủ yếu cho nhu cầu sinh hoạt hàng ngày. Tuy nhiên, nguồn nước này ngày càng trở nên ô nhiễm và chứa hàm lượng sắt rất cao.
Nếu tình trạng này kéo dài, nó sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và đời sống của con người, cụ thể như sau:
Nước bị nhiễm sắt có thể gây ra các căn bệnh da liễu như dị ứng, viêm da, mụn nhọt…
Nước nhiễm sắt không được coi là an toàn khi sử dụng để ăn uống. Nếu cố tình sử dụng sẽ dẫn tới tiêu chảy, nhiễm trùng đường tiêu hóa, viêm ruột…
Bên cạnh đó, việc tắm nước nhiễm phèn thường xuyên sẽ dẫn tới các hiện tượng như khô da, viêm da, khô tóc…
Đặc biệt, khi sử dụng nước nhiễm phèn sắt lâu dài sẽ tiềm ẩn nguy cơ mắc các căn bệnh như: Ung thư, bệnh mãn tính, nhiễm độc…
Khiến quần áo trở nên ố vàng, xỉn màu.
Các thiết bị sử dụng nước, đường ống dẫn nước dễ bị đóng cặn gây tắc nghẽn hoặc hư hỏng.
Từ những tác hại trên, việc xử lý nước nhiễm sắt là điều vô cùng quan trọng và cần thiết mà mỗi gia đình sử dụng nước giếng khoan cần lưu ý.
>> Xem thêm: Khái Niệm Về Mưa Axit - Nguyên Nhân Và Giải Pháp
Đây là phương pháp phổ biến hiện nay tại các hộ gia đình. Tùy thuộc vào mục đích sử dụng, bạn có thể lựa chọn xây dựng bể lọc 2 hoặc 3 ngăn. Tuy nhiên, hãy cân nhắc phù hợp với điều kiện kinh tế và mức độ nhiễm sắt của nguồn nước để đưa ra quyết định đúng đắn nhất.
Bước 1
Đầu tiên bạn cần chuẩn bị một số vật liệu lọc bao gồm: sỏi thạch anh, than hoạt tính, cát mangan, vật liệu Birm (Filox),...
Bước 2
Tiếp theo, xếp lần lượt các vật liệu theo một thứ tự nhất định từ đáy bể. Đầu tiên là sỏi thạch anh, sau đó đến than hoạt tính và cát mangan, kế đến là vật liệu Birm (Filox).
Về phía trên cùng, bạn hãy lấp đầy bằng cát vàng hoặc cát thạch anh để xử lý hàm lượng sắt trong nguồn nước. Lưu ý rằng giữa các lớp vật liệu, bạn cần để một khoảng trống lưu thông nguồn nước.
Bước 4
Thiết kế giàn phun nước và bể lọc đầu ra. Nếu có thể, hãy trang bị thêm chiếc phao tự động nhằm gia tăng hiệu quả làm việc của bể lọc nhiễm sắt.
Phương pháp này phổ biến ở vùng nông thôn hơn so với thành thị. Các hộ gia đình thường sử dụng củi và cành cây để nấu nướng hàng ngày. Do đó có thể tận dụng tro bếp để kiểm tra nguồn nước có nhiễm sắt hay không.
Hòa một ít tro bếp vào nguồn nước, sau đó để yên khoảng 15 phút. Các phản ứng hóa học giữa tro và hàm lượng sắt sẽ xảy ra; khiến các kim loại sắt không tan bị lọc riêng ra. Tuy nhiên, phương pháp này chỉ mang tính tạm thời và hiệu quả không cao, vì sau khi thêm tro vẫn cần phải lọc lại nước mới có thể sử dụng, chứ không thể loại bỏ hoàn toàn hàm lượng sắt.
Tương tự như sử dụng tro bếp, phương pháp được đánh giá khá đơn giản và dễ dàng thực hiện tại nhà. Tuy nhiên, cơ chế loại bỏ hàm lượng sắt sẽ không giống nhau. Khi cho vôi vào nước, độ pH của nước sẽ tăng lên, dần dần hàm lượng sắt bị lắng xuống và tách biệt khỏi nguồn nước.
Hầu hết các nhà máy và xí nghiệp thường áp dụng phương pháp này để loại bỏ sắt trong nước mặt và nước ngầm. Tuy nhiên, một nhược điểm của phương pháp này là rất khó kiểm soát độ pH trong nguồn nước hiện tại, dẫn đến việc khó áp dụng rộng rãi tại các hộ gia đình.
Thực chất của phương pháp xử lý nước nhiễm sắt này là khử sắt bằng cách làm thoáng. Cụ thể, quá trình này làm giàu oxy cho nước, tạo điều kiện để Fe2+ oxy hóa thành Fe3+, sau đó tiến hành quá trình thủy phân để tạo thành hợp chất ít tan Fe(OH)3. Sau đó, sử dụng bể lọc để giữ lại hợp chất này.
Hiện nay trên thị trường có một số vật liệu lọc chuyên dụng để khử sắt như birm, cát mangan và pyrolox. Các vật liệu này được sử dụng trong hệ thống cột lọc cùng với các vật liệu lọc khác như cát thạch anh, sỏi đỡ, than hoạt tính...
>> Xem thêm: Cách Sắp Xếp Vật Liệu Lọc Nước Giếng Khoan Hiệu Quả
Bài viết đã cho thấy các cách xử lý nước nhiễm sắt để bảo sức khoẻ con người. Nguồn nước sạch, tinh khiết là điều bắt buộc để đảm bảo cuộc sống của mình.
Trên thị trường hiện nay có rất nhiều cơ sở cung cấp giải pháp xử lý nước thải. Tuy nhiên, không phải đơn vị nào cũng đảm bảo chất lượng. Nếu bạn đang tìm địa chỉ cung cấp các giải pháp xử lý nước thải uy tín, giá tốt, hãy liên hệ với chúng tôi. Hãy để Green đồng hành cùng bạn. Chúng tôi tự tin mang lại sản phẩm uy tín, chất lượng nhất trên thị trường cho gia đình bạn.
Thông tin liên hệ:
CÔNG TY TNHH GREEN
Trụ sở Hà Nội: Tầng 2 Tòa J, 226 Vạn Phúc, phường Liễu Giai, quận Ba Đình, Hà Nội
Điện thoại: 024 3514 8260
Hotline: 032 844 8880
Email: admin@greenwater.com.vn
Chi nhánh HCM: 82 Nguyễn Bá Tuyển - Phường 12 - Q.Tân Bình - Tp.Hồ Chí Minh
Hotline: 0931 112 900
Email: admin@greenwater.com.vn