Trong các tình trạng ô nhiễm nguồn nước, nước ô nhiễm mangan là một trong những trường hợp nguy hiểm nhất. Nồng độ cao mangan có thể mang tới nhiều tác hại rất lớn tới sức khỏe và cần tìm hướng xử lý nhanh chóng nếu phát hiện ra.
Mangan là gì?
Mangan là nguyên tố hóa học có màu xám hồng, cứng nhưng giòn. Mangan khó phân hủy nhưng rất dễ bị oxy hóa. Mangan được sử dụng nhiều trong các ngành công nghiệp. Ví dụ như công nghiệp sản xuất thép, pin ác quy, thủy tính, vật tư làm sạch, pháp hoa, thuốc diệt nấm, mỹ phẩm, phân bón...
Mangan là một chất dinh dưỡng cần thiết cho tất cả các loài. Với con người, nguyên tố này tác động tới hệ hô hấp tế bào, phát triển xương, chuyển hóa gluxit... Chúng cũng tham gia vào quá trình tổng hợp axit béo và cholesterol, sản xuất hoocmon giới tính, chuyển hóa tuyến giáp... mangan làm giảm glucose nhưng lại làm tăng cholesterol.
Nước ô nhiễm mangan là gì? Nguyên ngân nước nhiễm mangan
Nước ô nhiễm mangan là nguồn nước co hàm lượng mangan vượt quá chỉ tiêu nước an tonaf của Bộ Y tế. Mangan là hóa chất có trong tự nhiên. Vì vậy, chúng dễ dàng bị nhiễm vào nguồn nước, nhất là nước ngầm.
Thông thường mangan trong nước sẽ ở dạng ion Mn2+ không có hại. Tuy nhiên khi tiếp xúc với không khí, chúng sẽ bị oxy hóa thành Mn(OH)4 và chuyển hóa thành Mn(OH)2 kết tủa gây hại.
Thông thường, nước nhiễm mangan sẽ đi kèm với ô nhiễm sắt. Sự ô nhiễm mangan trong nước thường xuất phát từ nguyên nhân:
Đặc tính địa chất: Mangan trong lớp vỏ trái đất rất dễ gặp. Chúng dễ dàng có thể xâm nhập vào nguồn nước mặt, nước ngầm gây ô nhiễm.
Do hệ thống cấp nước: Nếu hệ thống đường ống cấp nước, bể áp lực, đồ dùng chứa nước ằng kim loại bị xuống cấp, hoen rỉ, nguy cơ nước nhiễm mangan là rất lớn. Vì các vật liệu kim loại sẽ bị oxy hóa và tạo mangan độc kết tủa trong nước.
Chất thải công nghiệp: Các ngành sản xuất công nghiệp, nhất là công nghiệp nặng thì tỉ lệ mangan gây độc trong nước thải là rất lớn. Ngoài ra, chúng còn có chứa nhiều chất độc hại hơn như asen, chì, sắt, kẽm...
Ngoài ra, nguồn khí đốt công nghiệp, đốt rác thải sinh hoạt cũng làm mangan bay hơi và theo nước mưa ngầm vào nguồn nước.
Cách nhận biết nước ô nhiễm mangan
Nước nhiễm mangan có đặc điểm rất đặc trưng và có thể nhận biết bằng mắt thường. Chúng thường có màu đục, hơi đen hoặc đen với mùi tanh đặc trưng. Hiện tượng này là do mangan tiếp xúc với không khí và bị oxy hóa thành mangan đioxit kết tủa đen.
Ngoài ra, nếu thiết bị, dụng cụ chứa nước có cặn ố đen bám ở thành, đáy thì đây cũng là biểu hiện của nước nhiễm Mn. Khi giặt quần áo, ta cũng thấy quần áo bị sờn, cứng hơn, nhanh bị ố nâu, nhanh rách. Đây là do mangan đã oxy hóa các chất liệu vải.
Bạn cũng có thể áp dụng các mẹo dân gian để kiểm tra nước có nhiễm mangan hay không. Sử dụng nước pha trà nước chuyển màu đen hoặc pha cafe, cafe bị mất mùi là nước nhiễm Mn.
8 cách xử lý nước nhiễm mangan hiệu quả nhất
Nước ô nhiễm mangan là nguyên nhân gây mỡ máu, đông máu, rối loạn xương và thần kinh, các vấn đề về da, dị tật bẩm sinh... Vì vậy, cần xử lý Mn tồn dư trong nước để bảo vệ sức khỏe. Bạn có thể tham khảo một trong những phương pháp khử mangan sau:
Cô lập mangan
Thêm Polyphosphate vào nước chứa Mg2+ và Fe2+ là cách xử lý mangan trong nước hiệu quả. Polyphosphate có hiệu quả trong khoảng pH từ 0,5-0,8 trong điều kiện nước nóng.
Phương pháp trao đổi ion
Nguyên lý của phương pháp này là sử dụng các chất làm mềm nước để loại bỏ mangan. Hiệu quả loại bỏ sẽ tùy thuộc vào độ cứng và pH của nước. Chất làm mềm được khuyến nghị khi pH nước lớn hơn 6.7, độ cứng từ 50-350mg/l và nồng độ sắt hòa tan dưới 5mg/l.
Khử mangan bằng phương pháp làm thoáng
Giàn phun mưa, quạt gió là phương pháp khử mangan và sắt hiệu quả. Phương pháp làm thoáng sẽ làm tăng diện tích tiếp xúc với không khí, tăng hiệu quả khử.
Khử Mn bằng hóa chất
Đối với nguồn nước tồn tại nhiều chất như H2S, Nh3 hoặc tạo chất hữu cơ thì làm thoáng vẫn không đủ để oxi hóa hết Mn. Người ta sẽ dùng hóa chất như Clo, KMnO4, vôi... để xử lý.
Bể lọc
Bể lọc với sự kết hợp của nhiều vật liệu như cát, sỏi lọc nước, than hoạt tính... sẽ giúp loại bỏ Mn và nhiều chất độc hại khác trong nước. Người ta còn sử dụng thêm các lớp vật liệu chuyên dụng như bạt birm, Filox, cát mangan để loại bỏ Mn tốt nhất.
Phương pháp sục khí
Sụ khí có lợi thế là không cần thêm hóa chất vào trong nước. Vì vậy chúng an toàn hơn. Tuy nhiên, bạn sẽ cần đầu tư máy sục khí để khử Mn. Và máy sục không giúp khử các chất ô nhiễm khác trong nước.
Sử dụng chất hấp phụ như cabon (than hoạt tính) là phương pháp được nhiều người lựa chọn. Cabon có tính hoạt hóa cao, có thể khử mangan và các chất khác tốt. Nhưng chugs chỉ hiệu quả với nồng độ sắt và mangan dưới 1mg/l.
Sử dụng máy lọc nước
Đây là phương pháp xử lý nước ô nhiễm mangan hiệu quả nhất. Máy lọc nước còn giúp loại bỏ tất cả các chất gây hại, vi khuẩn ra khỏi nước. Nguồn nước sau xử lý đảm bảo an toàn. Chi phí đầu tư thiết bị cũng không cao, lại tiện lợi nên được rất nhiều người lựa chọn.
Trên thị trường hiện nay có rất nhiều đơn vị cung cấp máy lọc nước. Tuy nhiên không phải đơn vị nào cũng đảm bảo chất lượng. Nếu bạn đang tìm địa chỉ cung cấp máy lọc nước uy tín chất lượng, hãy liên hệ ngay với chúng tôi. Hãy để Green đồng hành cùng bạn. Chúng tôi tự tin mang lại sản phẩm uy tín, chất lượng nhất trên thị trường.
Thông tin liên hệ:
Trụ sở Hà Nội: Tầng 4, số 57 Lê Quý Đôn, phường Bạch Đằng, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội.