Xử lý nước thải để đạt tiêu chuẩn nguồn tiếp nhận với hiệu quả năng lượng cao là một việc khó. Tuy nhiên để xử lý nước thải đạt được tiêu chuẩn tái sử dụng nước thải còn là việc khó hơn nhiều. Do vậy mà việc Ứng dụng công nghệ trong tái sử dụng nước thải là một trong những nội dung rất quan trọng mà các công ty xử lý nước thải chuyên nghiệp tập trung nghiên cứu và phát triển. Hãy cùng Green Water tìm hiểu tổng quan về chủ đề này.
I. Tái sử dụng nước thải là gì?
Tái sử dụng nước thải (hay còn gọi là "tái sử dụng nước") là quá trình sử dụng lại nước đã được sử dụng một lần sau khi qua quy trình xử lý hoặc làm sạch để mục đích khác, thay vì xả thải nó ra môi trường tự nhiên. Tái sử dụng nước thải có nghĩa là bạn cố gắng tận dụng lại nước để giảm tải nước cấp mới, tiết kiệm tài nguyên nước, và giảm tác động tiêu cực đối với môi trường.
Tái sử dụng nước thải có nhiều ứng dụng khác nhau. Bao gồm việc tái sử dụng cho mục đích nông nghiệp, công nghiệp, tưới cây, làm mát. Ngay cả để sử dụng trong các hệ thống xử lý nước thải công nghiệp hoặc sinh hoạt.
Quá trình tái sử dụng nước thải thường bao gồm các bước xử lý và làm sạch, để đảm bảo rằng nước tái sử dụng đạt được các tiêu chuẩn an toàn và thích hợp cho mục đích sử dụng cụ thể.
II. Hiệu quả trong việc tái sử dụng nước thải
1. Về mặt kinh tế
Việc tuần hoàn và tái sử dụng nước trong quá trình sản xuất mang lại nhiều lợi ích quan trọng. Đầu tiên, nó giúp tiết kiệm lượng nước tiêu thụ. Dẫn đến giảm chi phí cho việc mua nước cấp và cắt giảm chi phí đầu tư cho việc xây dựng hệ thống cung cấp nước cho quy trình sản xuất. Ngoài ra, việc tuần hoàn và tái sử dụng nước cũng có thể giảm lưu lượng nước thải tạo ra trong quá trình sản xuất. Điều này giúp giảm thể tích cần thiết cho các bể xử lý nước thải. Dẫn đến tiết kiệm chi phí đầu tư cho hệ thống xử lý và các chi phí liên quan như chi phí vận hành và xả thải.
2. Về mặt xã hội
Bằng việc thực hiện các biện pháp tuần hoàn và tái sử dụng nước trong sản xuất, chúng ta có thể:
Góp phần vào việc bảo vệ môi trường và sức khỏe cộng đồng.
Bảo vệ hệ sinh thái nguồn nước tiếp nhận.
Tạo dấu ấn thân thiện với môi trường cho các sản phẩm của doanh nghiệp.
Tạo cơ hội cho doanh nghiệp và sinh viên tham quan, học tập và trao đổi kinh nghiệm.
Nước thải sinh hoạt xuất phát từ các hoạt động hàng ngày của con người. Bao gồm việc ăn uống, tắm, giặt, đi vệ sinh, rửa tay, và nhiều hoạt động khác.
Tính chất và lưu lượng của nước thải có thể biến đổi theo mùa và thậm chí theo các ngày trong tuần, tùy thuộc vào sự sử dụng và tiêu thụ nước trong cộng đồng.
Nước thải thường có màu đen hoặc màu nâu, và thường có mùi hôi khá khó chịu.
Nước thải chứa dầu mỡ và một lượng lớn chất lơ lửng cũng như các chất rắn hòa tan.
Các chất hữu cơ trong nước thải có thể khó phân hủy và hoà tan. Điều này thường được đo bằng chỉ tiêu BOD5/COD.
Nước thải cũng chứa các chất vô cơ như nitơ hữu cơ, amoniac, photpho hữu cơ và photpho vô cơ.
Trong nước thải có sự tồn tại của các vi sinh vật, vi khuẩn, vi trùng có thể gây hại cho sức khỏe con người. Ví dụ như E. coli và các coliforms.
Nước thải thường còn chứa nhiều tảo, rong rêu, rác, bùn lầy và các chất hữu cơ và vô cơ khác.
III. Một số hệ thống tái sử dụng nước thải thường gặp
Những phát triển mới về công nghệ đã làm gia tăng sự quan tâm đối với việc cải thiện xử lý nước thải bao gồm sự tiến bộ trong việc sử dụng các loại bộ lọc màng, siêu lọc và quá trình thẩm thấu ngược mà ngày càng trở nên đáng tin cậy hơn. Các phương pháp tiến tiến như sử dụng ozone kết hợp với lọc sinh học hoặc các phương pháp oxy hóa nâng cao đã giúp nâng cao hiệu quả xử lý nước thải.
1. Bề phản ứng sinh học dạng màng
Công nghệ này kết hợp xử lý sinh học, thứ cấp và bậc 3 trong một quy trình duy nhất. Điều này đảm bảo rằng nước thải được xử lý đạt tiêu chuẩn cho tái sử dụng một cách hiệu quả hơn.
2. Hệ thống siêu lọc
Được sử dụng chủ yếu để xử lý nước uống và thường được thiết kế và lắp đặt ở nguồn nước ban đầu trong quy trình xử lý thứ cấp. Mặc dù không yêu cầu quá trình xử lý sinh học. Nhưng nó vẫn đảm bảo chất lượng nước sau khi xử lý.
3. Hệ thống thẩm thấu ngược (RO)
Công nghệ này được sử dụng phổ biến để loại bỏ nhiều tạp chất ô nhiễm như chất hữu cơ, chất rắn và kim loại. Nước đi qua màng bán thấm, giúp loại bỏ cả muối, và có thể được tái sử dụng hoặc sử dụng để sản xuất nước siêu tinh khiết.
4. Hệ thống khử trùng (UV/Ozone/oxy hóa nâng cao)
Thường được đặt ở giai đoạn xử lý cuối cùng của quy trình tái sử dụng nước để loại bỏ chất hữu cơ còn sót lại trong nước thải.
5. Hệ thống đảo ngược thẩm tách điện (EDR)
Công nghệ này sử dụng màng lọc vận hành dưới tác dụng của dòng điện để loại bỏ ion qua màng. Hệ thống này có độ bền cao, tự làm sạch và thích hợp cho nước đục, cũng có khả năng thu hồi nước hiệu quả.
IV. Kết luận
Trải qua quá trình 20 năm hoạt động, Green Water đã tạo dựng và chăm sóc một hệ thống khách hàng lớn và vô cùng quý báu. Đó là những công ty có uy tín cao trong ngành công nghiệp xi măng, nhiệt điện, luyện kim,… Các tập đoàn và doanh nghiệp lớn, các cơ sở xây dựng lớn thuộc tư nhân và nhà nước. Mọi thông tin chi tiết, quý khách hàng hãy liên hệ ngay với Green Water để được tư vấn và giải đáp.
Thông tin liên hệ :
CÔNG TY TNHH GREEN
Trụ sở Hà Nội: Tầng 2 Tòa J, 226 Vạn Phúc, phường Liễu Giai, quận Ba Đình, Hà Nội
Điện thoại: 024 3514 8260
Hotline: 032 844 8880
Email: admin@greenwater.com.vn
Chi nhánh HCM: 82 Nguyễn Bá Tuyển - Phường 12 - Q.Tân Bình - Tp.Hồ Chí Minh