Tin tức

Vi Sinh Kỵ Khí Là Gì? Ứng Dụng Vi Sinh Kỵ Khí Trong Xử Lý Nước Thải

August 04 2024
116 lượt xem

Vi sinh kỵ khí ứng dụng trong các công trình xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học giúp mang lại hiệu quả cao. Vì vậy vi sinh kỵ khí là gì? Cơ chế hoạt động và ứng dụng của chúng ra sao? Hãy cùng Green tìm hiểu dưới bài viết này nhé.

Vi Sinh Kỵ Khí Là Gì? Ứng Dụng Vi Sinh Kỵ Khí Trong Xử Lý Nước Thải

Tìm hiểu về vi sinh kỵ khí

Vi sinh vật kỵ khí bao gồm virus, vi khuẩn, nấm, tảo, và nguyên sinh động vật, trong đó chủ yếu là vi khuẩn. Chúng là những sinh vật sống và phát triển trong môi trường thiếu Oxy, nghĩa là chúng không thể phát triển hoặc sẽ chết khi tiếp xúc với Oxy.

Ngoài Oxy được xem là “độc tố” thì quá trình phân hủy của vi sinh kỵ khí còn có chịu ảnh hưởng trực tiếp bởi các yếu tố khác như:

Chất dinh dưỡng

Vi sinh vật kỵ khí cần dinh dưỡng để phân hủy các chất hữu cơ. Vì vậy, cần cung cấp đủ dinh dưỡng trong bể xử lý nước thải cho các vi sinh vật này. Chúng cần các chất dinh dưỡng như Cacbon, Nitơ, Photpho và các nguyên tố vi lượng khác. Nếu không cung cấp đủ, quá trình phân hủy các chất hữu cơ trong nước thải sẽ bị ảnh hưởng.

Độ pH

Độ pH ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất của vi khuẩn. Môi trường có độ pH tối ưu cho vi sinh vật là từ 6.7 đến 7.4; với mức lý tưởng nhất là từ 7 đến 7.2. Đối với các sản phẩm men vi sinh ứng dụng vi sinh vật kỵ khí; độ pH có thể thay đổi để đảm bảo hiệu quả tốt nhất khi nuôi cấy.

Nhiệt độ

Nhiệt độ ảnh hưởng đến tốc độ phân hủy các chất hữu cơ trong bể kỵ khí. Các chế phẩm vi sinh được nuôi cấy sẽ có nhiệt độ phát triển thích hợp khác nhau tùy theo vùng nhiệt độ. Các đơn vị sử dụng vi sinh vật kỵ khí cần lưu ý điều này.

Các yếu tố gây độc

Một số yếu tố gây độc đối với vi sinh vật kỵ khí bao gồm: Amoni, Hydrocarbonat có chứa Clo, hợp chất vòng Benzen, Axit bay hơi, chất khử trùng, chất sát trùng, kim loại nặng, Sulfuric, Tanin…

Thời gian lưu nước trong công trình xử lý

Thời gian lưu nước phải đủ lâu để vi sinh vật có thể thực hiện quá trình xử lý một cách hiệu quả nhất. Yếu tố này còn phụ thuộc vào loại nước thải và điều kiện môi trường.

>> Xem thêm: Bể Biogas Trong Xử Lý Nước Thải Có Vai Trò Gì?

Cơ chế hoạt động của quá trình xử lý kỵ khí

Trong các bể xử lý sinh học yếm khí (không có oxy), tồn tại chủ yếu là vi sinh vật yếm khí. Các vi sinh vật này có nhiệm vụ sẽ phân hủy chất hữu cơ bằng oxy hóa khử; tuy nhiên chất nhận điện tử sẽ là các hợp chất khác với oxy.

Vi Sinh Kỵ Khí Là Gì? Ứng Dụng Vi Sinh Kỵ Khí Trong Xử Lý Nước Thải

Các phương trình phản ứng của quá trình oxy hóa yếm khí

Thành phần của hỗn hợp khí sản sinh ra từ quá trình phân hủy yếm khí bao gồm: CH4 55 – 65%, CO2 35 – 45%, N2 0 – 3%, H2 0 – 1%, H2S 0 – 1%.

Quá trình phân hủy yếm khí được chia thành 3 giai đoạn chính như:

  • Phân hủy các chất hữu cơ cao phân tử (thủy phân và lên men)

  • Tạo nên các axit và khí hydro

  • Tạo CH4 từ axit axetic và từ khí hydro

Ứng dụng của vi sinh kỵ khí trong xử lý nước thải

Vi sinh vật kỵ khí được ứng dụng trong xử lý nước thải thông qua phương pháp sinh học kỵ khí. Đây là một trong hai phương pháp cơ bản của công nghệ xử lý nước thải bằng sinh học. Phương pháp này dựa vào hoạt động của vi sinh vật kỵ khí để phân hủy các chất hữu cơ và các chất ô nhiễm thành các loại khí như CH4, N2, H2; và các sản phẩm vô cơ như CO2, NH3. Mục đích là khử BOD, COD; và đáp ứng tiêu chuẩn nước thải đầu ra tại các hệ thống xử lý nước thải.

Các công trình xử lý nước thải ứng dụng vi sinh vật ký khí, phương pháp xử lý sinh học kỵ khí có thể kể đến như:

Hầm Biogas

Biogas, một sản phẩm của quá trình phân hủy kỵ khí, được sử dụng trong các hộ gia đình để nấu nướng, thắp sáng, sưởi ấm, và ở quy mô lớn còn được dùng để phát điện.

Trong lĩnh vực xử lý nước thải, quy trình lên men yếm khí được sử dụng để xử lý nước thải có hàm lượng hữu cơ cao (như nước thải từ quá trình chế biến nông sản, thủy sản, nước thải từ các trại chăn nuôi gia súc, và nước thải từ các nhà máy hóa chất), cũng như xử lý bùn sinh ra từ bể lắng và tuyển nổi của hệ thống xử lý nước thải. Bên cạnh đó, vi sinh vật kỵ khí còn giúp loại bỏ phốt-pho trong nước thải.

Bể UASB

Bể UASB, bể sinh học kỵ khí trong xử lý nước thải: Phạm vi áp dụng bể kỵ khí sinh học được ứng dụng hầu hết cho tất cả các doanh nghiệp chứa các loại nước thải có nồng độ COD từ trung bình đến cao.

Bể sinh học kỵ khí UASB trong nước thải là loại hình được sử dụng phổ biến nhất khi lắp đặt hệ thống xử lý nước thải công nghiệp. Bể UASB còn được gọi là bể kỵ khí lớp bùn chảy ngược dòng. Do nước thải sẽ được di chuyển từ đáy bể thông qua hệ thống phân phối dòng vào và đi qua lớp bùn vi sinh kỵ khí lơ lửng rồi xử lý. Bùn sau đó sẽ được lắng xuống tách hoàn toàn khí.

>> Xem thêm: Ứng Dụng Và Vai Trò Của Bể Lọc Sinh Học Kỵ Khí

Kết luận

Trên đây là giải đáp về vi sinh kỵ khí và các ứng dụng của chúng trong xử lý nước thải. Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều cơ sở cung cấp giải pháp xử lý nước thải; nhưng không phải đơn vị nào cũng đảm bảo chất lượng. Nếu bạn đang tìm kiếm một địa chỉ uy tín và có giá cả hợp lý; hãy liên hệ với chúng tôi. Green tự tin đồng hành cùng bạn, mang lại các giải pháp xử lý nước thải uy tín và chất lượng nhất cho gia đình bạn.

Thông tin liên hệ:

CÔNG TY TNHH GREEN

Trụ sở Hà Nội: Tầng 2 Tòa J, 226 Vạn Phúc, phường Liễu Giai, quận Ba Đình, Hà Nội

  • Điện thoại: 024 3514 8260

  • Hotline: 032 844 8880

  • Email: admin@greenwater.com.vn

Chi nhánh HCM: 82 Nguyễn Bá Tuyển - Phường 12 - Q.Tân Bình - Tp.Hồ Chí Minh

  • Hotline: 0931 112 900

  • Email: admin@greenwater.com.vn

Comments