Tin tức

5 Phương Pháp Xử Lý Nước Thải Kim Loại Nặng Hiệu Quả, Tiết Kiệm Nhất

November 21 2021
1.057 lượt xem

Xử lý nước thải kim loại nặng triệt để, hiệu quả và tiết kiệm là mong muốn của nhiều cơ quan chức năng, doanh nghiệp kinh doanh. Bởi đây là một trong những nguyên nhân gây ra ô nhiễm môi trường, độc hại nhất cho sức khỏe. Bài viết dưới đây, Green sẽ đưa ra các thông tin liên quan đến vấn đề này và bật mí 5 phương pháp xử lý hiệu quả nhất. Mời bạn đón đọc.

5 Phương Pháp Xử Lý Nước Thải Kim Loại Nặng Hiệu Quả, Tiết Kiệm Nhất
5 phương pháp xử lý nươc thải kim loại nặng hiệu quả, tiết kiệm nhất

Kim loại nặng gồm những loại nào?

Kim loại nặng là những kim loại có khối lượng riêng lớn hơn 5g/cm3.  Chúng được chia làm 3 loại, đó là kim loại độc (Hg, Cr, Pb, Zn, Cu, Ni, Cd, As, Co, Sn…), kim loại quý (Pd, Pt, Au, Ag, Ru,…) và kim loại phóng xạ (U, Th, Ra, Am,…).

Ở dạng nguyên tố thì kim loại nặng không có hại. Nhưng nếu tồn tại ở dạng ion, chúng lại rất độc hại cho sức khỏe con người. Một số kim loại độc hại phổ biến dễ bắt gặp như:

  • Chì (Pb): Gây độc cho hệ thần kinh, rối loạn tủy xương tạo máu.
  • Crom (Cr): Cr (III) không độc nhưng Cr (VI) rất độc, gây loét dạ dày, ruột non, viêm gan, viêm thận, ung thư phổi.
  • Asen (As): Có thể tồn tại ở dạng tổng hợp chất vô cơ và hữu cơ, ở nồng độ cao sẽ gây độc, ung thư cho động vật.
  • Thủy Ngân (Hg): Cực độc, có khả năng liên kết màng tế bào làm thay đổi hàm lượng kali, mất cân bằng axit bazơ của các mô, làm thiếu hụt năng lượng sống của tế bào thần kinh....

>>> Xem thêm: 4 Công Nghệ Xử Lý Nước Thải Công Nghiệp Phổ Biến Nhất

Tại sao cần xử lý nước thải kim loại nặng?

Như để trình bày ở trên, có thể thấy kim loại nặng có ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe con người. Khi chúng ta sử dụng nước có chứa kim loại nặng chúng sẽ gây rối loạn quá trình trao đổi chất trong cơ thể. Việc hấp thu chất dinh dưỡng và quá trình bài tiết cũng trở nên khó khăn hơn. Sự phát triển các mô cơ, dây thần kinh bị kìm hãm gây ra nhiều vấn đề nguy hại.

5 Phương Pháp Xử Lý Nước Thải Kim Loại Nặng Hiệu Quả, Tiết Kiệm Nhất
Nước thải chứa kim loại nặng gây ra nhiều nguy hại cho con người và môi trường

Bên cạnh đó, đây cũng là tác nhân hàng đầu làm rối loạn tiêu hóa, rối loạn tim mạch, rối loạn chức năng của hệ thống thần kinh... Ngoài ra, khi tiếp xúc bên ngoài với các kim loại nặng, da dễ bị kích ứng. Tích tụ về lâu dài sẽ gây viêm da, các bệnh da liễu khó chữa... Về lâu dài, các bệnh về đột biến, ung thư cũng xuất hiện, gây nguy hiểm đến tính mạng.

5 phương pháp xử lý nước thải kim loại nặng hiệu quả, tiết kiệm nhất

Phương pháp kết tủa hóa học

Cơ chế xử lý của phương pháp này là dựa trên phản ứng hóa học giữa chất đưa vào nước thải với các kim loại cần tách. Ở độ pH thích hợp, các kết tủa sẽ tạo thành và tác ra khỏi nước. Kim loại sẽ được loại bỏ mà nguồn nước không bị nhiễm độc hại.

Ưu điểm của phương pháp này là đơn giản, dễ sử dụng, tiết kiệm. Hiệu quả xử lý cũng khá cao, rất thích hợp cho nhà máy quy mô lớn. Tuy nhiên, chúng cũng tồn tại nhược điểm là tốn kinh phí như vận chuyển, chôn lấp khi đưa bùn thải đi xử lý. Khi tạo kết tủa là OH- thì khó điều chỉnh pH đối với nước thải chứa Zn.

Phương pháp hấp phụ

Hấp phụ là quá trình hút khí bay hơi hoặc chất hòa tan của nước thải. Một số vật liệu có khả năng hấp phụ kim loại nặng như: than hoạt tính, than bùn, oxit sắt, oxit mangan, tro xỉ, hoặc các vật liệu polymer hóa học hay polymer sinh học.

Ưu điểm của phương pháp này là xử lý hiệu quả kim loại nặng ở nồng độ thấp, đơn giản, dễ sử dụng. Người dùng cũng có thể tận dụng một số vật liệu là chất thải của các ngành khác như Fe2O3 và có thể tái sinh vật liệu hấp phụ giúp tiết kiệm ngân sách. Nhược điểm của chúng là chi phí vận hành cao.

Phương pháp trao đổi ion

Sử dụng nhựa hữu cơ tổng hợp, các chất cao phân tử có gốc hidrocacbon và các nhóm chức trao đổi ion để trao đổi ion tại cột Cationit và Anionit. Bằng phương pháp này, tính chất vật lý của các chất trong dung dịch sẽ không bị thay đổi. Các ion dương hay âm cố định trên các cột sẽ này đẩy ion cùng dấu để loại bỏ ra khỏi nước.

Ưu điểm của phương pháp này là xử lý hiệu quả cao, đơn giản thực hiện, không gian xử lý nhỏ. Có khả năng thu hồi được kim loại quý, không tạo cất thải thứ cấp. Nhược điểm là không phù hợp với quy mô sản xuất lớn.

Phương pháp điện hóa

Kim loại sẽ được tách ra khỏi nước thải bằng cách nhúng các điện cực trong nước thải có chứa kim loại nặng cho dòng điện 1 chiều chạy qua. Sự chênh lệch điện thế giữa hai điện cực sẽ giúp cation chuyển dịch về phía catot. Anion chuyển về phía anot. Nhờ đó không tồn tại kim loại lơ lửng trong nước.

5 Phương Pháp Xử Lý Nước Thải Kim Loại Nặng Hiệu Quả, Tiết Kiệm Nhất
Mô phỏng phương pháp điện hóa xử lý nước thải

Ưu điểm của phương pháp này là đơn giản, không cần dùng hóa chất. Tuy nhiên, chúng tiêu hao năng lượng điện lớn, chỉ thích hợp với những nước thải có nồng độ kim loại cao, hiệu suất xử lý không tuyệt đối.

>>> Xem thêm: Báo Giá Chi Phí Xử Lý Nước Thải

Phương pháp sinh học

Sử dụng những vi sinh vật đặc trưng có khả năng tích lũy kim loại nặng trong cơ thể. Các vi sinh vật này thường là tảo,nấm, vi khuẩn... Ngoài ra còn có một số loài thực vật sống có khả năng hấp thụ và tách các kim loại nặng như: Cỏ Vetiver, cải xoong, cây dương xỉ...

Ưu điểm của phương pháp là thu nhận kim loại nặng ở mức cao, diện tích bề mặt riêng của sinh khối lớn, giá thành thấp. Tuy nhiên, chúng cần diện tích xây dựng lớn.

Trên đây là 5 phương pháp xử lý nước thải kim loại nặng dành cho bạn tham khảo. Để được tư vấn và hỗ trợ giải pháp xử lý phù hợp, hãy liên hệ với chúng tôi. Hãy để Green đồng hành cùng bạn. Chúng tôi tự tin mang lại sản phẩm uy tín, chất lượng nhất trên thị trường cho gia đình bạn.

Thông tin liên hệ:

Trụ sở Hà Nội: Tầng 4, số 57 Lê Quý Đôn, phường Bạch Đằng, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội.

Chi nhánh HCM: 82 Nguyễn Bá Tuyển – Phường 12 – Q.Tân Bình – Tp.Hồ Chí Minh

Comments