Tìm kiếm giải pháp xử lý nước thải có độ màu cao là bài toán khó của nhiều doanh nghiệp. Nhất là các đơn vị sản xuất như dệt may, giầy da, làm giấy... Bởi ngoài xử lý các yếu tố như BOD, COD, hạt lơ lửng, kim loại thì nước thải màu là yếu tố khó xử lý nhất. 6 cách xử lý dưới đây, sẽ giúp bạn giải quyết được vấn đề đau đầu này.
Màu sắc và độ đục là các vấn đề ảnh hưởng nghiêm trọng tới môi trường nước. Chúng chủ yếu phát sinh từ những ngành công nghiệp đặc thù như dệt nhuộm, hóa chất. Xử dụng phương pháp keo tụ để xử lý màu nước được coi là một trong những phương pháp hiệu quả nhất. Các hóa chất thường được sử dụng là PAC, aluminium chloride.
Nguyên tắc của phương pháp là sử dụng hóa chất để tách chất ô nhiễm ra. Bùn cặn được hình thành sau đó lắng xuống và được đưa ra ngoài để tiêu hủy. Trong quá trình này, các cặn bẩn ô nhiễm trong nước thải cũng kết tủa thành bông cặn. Kết tủa càng lớn thì càng hiệu quả.
Phương pháp này không chỉ giúp loại bỏ các chất ô nhiễm mà còn loại bỏ màu của nước thải. Hiệu suất mang lại cũng rất cao. Vì vậy, phương pháp này được rất nhiều công ty lựa chọn sử dụng.
>> Xem thêm: Quy Trình Xử Lý Nước Thải Dệt Nhuộm Đột Phá Hiệu Quả
Màng lọc xử lý nước thải được dựa trên nguyên tắc thẩm thấu. Người ta thường sử dụng các màng bán thấm cho phép phân tử nước đi qua và giữ lại tạp chất ô nhiễm. Độ màu và các chất lơ lửng vì thế cũng được giữ lại.
So với các cách khác, phương pháp màng lọc mang lại hiệu quả cao. Chúng có thể dễ dàng thay thế và tích hợp tính năng như keo tụ, lọc, hấp phụ, nén ép, chưng cất.
Hiện nay có rất nhiều màng lọc được áp dụng trong làm sạch nước thải. Mỗi loại sẽ có ưu và nhược điểm riêng, tùy theo nhu cầu mà lựa chọn. Một số màng lọc phổ biến nhất là màng nano, màng siêu lọc, màng ro...
Ưu điểm của phương pháp này là khả năng xử lý màu của nước khá triệt để. Trong đó, người ta sẽ sử dụng clo và hợp chất clo hoạt tính đem lại hiệu quả khi tác hydro sunfua, hydro sunfit, metyl sunfit, xyanua, phenol. Sau quá trình, các chất độc hại sẽ được tách ra khỏi nước.
Quá trình sẽ chuyển các chất khó phân hủy sinh học thành chất có khả năng phân hủy. Chúng dễ dàng oxy hóa các chất hữu cơ và vô cơ. Chúng đặc biệt hiệu quả cho các nước thải giấy, thực phẩm, hóa chất, dệt nhuộm.
Hóa chất thường được sử dụng cho hoạt động khử màu nước thải thường là phèn nhôm, phèn sắt II hoặc phèn sắt III. Đặc trưng của các hóa chất khử màu tốt đó là nhựa cao phân tử. Khả năng hòa tan của chúng trong nước cũng rất tốt.
Xử lý nước thải có độ màu cao bằng hóa chất là phương pháp mang lại hiệu quả rất tốt. Tuy nhiên, trong quá trình xử lý bằng hóa chất, người vận hành cần thực hiện đúng hàm lượng, quy trình. Chú ý sự an toàn, tránh bị hóa chất bắn vào người gây nguy hiểm.
>> Xem thêm: 7 Nguyên Nhân Hệ Thống Xử Lý Nước Thải Không Hoạt Động Và Cách Xử Lý
Hấp phụ là phương pháp phổ biến để khử màu nước thải. Vật liệu hấp phụ thường sử dụng nhất là than hoạt tính, zeolit, tro than, chitosan, chitin... Trong đó, hầu hết các doanh nghiệp sẽ lựa chọn than hoạt tính. Vì giá thành rẻ. Đồng thời chúng có thể loại bỏ được cả màu, mùi khó chịu của nước thải. Phương pháp thực hiện cũng rất đơn giản, thân thiện với môi trường và người vận hành. Vì vậy, phương pháp được khá nhiều doanh nghiệp lựa chọn.
Phương pháp điện hóa được chia làm ba dạng:
Trên đây là 6 phương pháp xử lý nước thải có độ màu cao hiệu quả nhất. Áp dụng các phương pháp này sẽ giúp doanh nghiệp của bạn xử lý được nguồn nước thải hiệu quả. Nếu bạn đang tìm địa chỉ cung cấp vật liệu lọc nước, máy lọc nước uy tín, còn chần chờ gì mà không liên hệ ngay với chúng tôi. Hãy để Green đồng hành cùng bạn. Chúng tôi tự tin mang lại sản phẩm uy tín, chất lượng nhất trên thị trường.
Thông tin liên hệ:
Trụ sở Hà Nội: Tầng 4, số 57 Lê Quý Đôn, phường Bạch Đằng, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội.
Chi nhánh HCM: 82 Nguyễn Bá Tuyển – Phường 12 – Q.Tân Bình – Tp.Hồ Chí Minh