Tin tức

Bể Xử Lý Nước Thải Sinh Hoạt - Hạn Chế Việc Ô Nhiễm Môi Trường

July 07 2022
715 lượt xem

Hiện nay cuộc sống con người ngày càng được nâng cao, phát triển. Việc giải quyết vấn đề nước thải sinh hoạt luôn được nhà nhà người người quan tâm. Vì vậy trong mỗi gia đình, khu công nghiệp đã xây dựng bể xử lý nước thải sinh hoạt để hạn chế việc gây ô nhiễm môi trường. Bài viết dưới đây giúp bạn đọc hiểu thêm về bể xử lý nước thải sinh hoạt.

Bể Xử Lý Nước Thải Sinh Hoạt - Hạn Chế Việc Ô Nhiễm Môi Trường
Bể xử lý nước thải sinh hoạt được xây dựng như sơ đồ trên

Vì sao cần xây dựng bể xử lý nước thải sinh hoạt?

Tốc độ đô thị hóa, hiện đại hóa ngày càng phát triển một cách nhanh chóng. Dân số tăng lên nên việc xả thải ra cũng tăng theo thậm chí tăng lên theo cấp số nhân. Nước thải sinh hoạt là một trong những yếu tố dẫn đến gây nên ô nhiễm môi trường. Nếu không được xử lý đúng và kịp thời thì sẽ ảnh hưởng đến môi trường sống và sức khỏe của con người.

Việc xây dựng bể xử lý nước thải sinh hoạt là điều vô cùng cần thiết trong mỗi gia đình. Công nghệ xử lý nước thải bằng bể giúp đảm bảo chất lượng đầu ra hạn chế tình trạng ô nhiễm môi trường, không gây hại cho sức khỏe.

Xây dựng bể xử lý nước thải nước sinh hoạt

Có nhiều cách xây dựng bể nước thải xử lý chất sinh hoạt nhưng hiện nay tối ưu nhất là hai cách xây dựng:

  • Xây dựng bể có lưu lượng nhỏ hơn 60m3
  • Xây dựng bể có lưu lượng lớn hơn 60m3

Bể có lưu lượng nhỏ hơn 60m3

Đối với các hộ gia đình vừa và nhỏ để tích kiệm chi phí, đồng thời thuận lợi cho quá trình vận hành hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt với quy mô này. Vì vậy  thường lựa chọn phương pháp xử lý SBR. Hệ thống gồm 3 giai đoạn tương ứng với 3 ngăn bể:

  • Ngăn điều hòa: là ngăn trung hòa nồng độ, lưu lượng nước thải
  • Ngăn Selector
  • Ngăn SBR: là ngăn xử lý chính, nơi diễn ra các quá trình thiếu khí, hiếu khí. Các pha xử lý như: pha điền đầy, pha sục khí, pha lắng, pha rút nước trong.

Toàn bộ các quá trình hoạt động của hệ thống điều khiển bởi tủ điện lập trình PLC.

Ưu điểm: Hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt dùng phương pháp SBR chỉ có 3 ngăn. Thể tích bể nhỏ hơn hệ thống sử dụng các phương pháp khác. Vì thế dẫn đến giá thành xây dựng ban đầu rất thấp. Các thiết bị trong hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt sử dụng phương pháp SBR ít hơn về cả số lượng và công suất thiết bị. Nên đơn giản trong quá trình vận hành, bảo trì bảo dưỡng và giá thành toàn bộ hệ thống cũng giảm đi.

So với các công nghệ sẽ trình bày ở dưới, công nghệ SBR giá thành rẻ, nhỏ gọn, dễ lắp đặt . Nên giảm rủi ro trong quá trình đào sâu xuống để đảm bảo chiều cao lắng như trong các hệ thống xử lý nước thải bằng công nghệ AO

>> Xem thêm: Quy Trình Xử Lý Nước Xả Thải Cho Nhà Máy Sơn

Bể có lưu lượng lớn hơn 60m3

Sử dụng phương pháp xử lý AO kết hợp giữa khâu thiếu khí và hiếu khí dựa vào hoạt động của bùn vi sinh để xử lý các chất ô nhiễm trong dòng nước thải. Phương pháp xử lý nước thải sinh hoạt bằng công nghệ AO gồm 7 ngăn chính:

Bể Xử Lý Nước Thải Sinh Hoạt - Hạn Chế Việc Ô Nhiễm Môi Trường
Bể xử lý nước thải sinh hoạt được xây dựng như sơ đồ trên
  • Bể tiếp nhận: Đây là phần đầu của bể chủ yếu tập trung vào phần nước thải sinh hoạt về bể điểu hòa.
  • Bể điều hòa: Nước thải ở đây sẽ được điều hòa về lưu lượng và nồng độ chất thải. Vì vậy sẽ không để xảy ra quá trình phân hủy kị khí phát sinh mùi hôi và đồng thời xử lý một số tạp chất.
  • Bể hiếu khí: Vi sinh vật trong bể sử dụng oxi không khí để phân hủy các chất bẩn có trong nước thải. Không khí được đưa vào bằng máy nén khí qua hệ thống phân phối khí. Ở đáy bể luôn giám sát lượng oxi hòa tan trong nước thải. Sản phẩm tạo ra chủ yếu là khí CO2, nước và sinh khối vi sinh vật. Đồng thời các vi khuẩn Nitrobacter và acetobacter chuyển hóa amoni, nitơ hữu cơ thành nitrat.
  • Bể thiếu khí: Các vi khuẩn khử nitrat phân hủy nitrat thành nitơ phân tử, bay ra môi trường không khí. Quá trình này nhằm loại bỏ các chất dinh dưỡng có trong nước thải sinh hoạt.
  • Bể lắng: Các vi sinh vật ở đây sẽ được lắng xuống bể. Bùn lắng ở đáy bể lắng được hồi lưu về bể aerotank. Nước sạch được dẫn qua bể khử trùng để loại bỏ các vi sinh vật có hại trong nước thải.
  • Bể khử trùng: Tại đây sẽ loại bỏ hoàn toàn vi khuẩn có hại gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Điều chỉnh độ pH.
  • Bể tách bùn: Dùng máy ép bùn để xử lý lượng bùn thu được từ nước thải sinh hoạt.

Tổng kết

Việc xây dựng bể xử lý nước thải bây giờ là vô cùng cần thiết đối với mỗi hộ gia đình. Nó không những không gây ô nhiễm môi trường sống mà còn giúp cho gia đình bạn có một sức khỏe tốt, không gian sống thỏa mái thoáng mát. Từ đó xây dựng nên một nền văn minh hiện đại tiên tiến nhất.

>>>Xem thêm: Quy Chuẩn Nước Thải Sinh Hoạt Mới Nhất Hiện Nay Và Cách Xử Lý

Thông tin liên hệ:

Trụ sở Hà Nội: Tầng 4, số 57 Lê Quý Đôn, phường Bạch Đằng, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội.

Chi nhánh HCM: 82 Nguyễn Bá Tuyển – Phường 12 – Q.Tân Bình – Tp.Hồ Chí Minh

Comments