Ngành sản xuất sơn ở Việt Nam ngày càng phát triển để phục vụ đáp ứng nhu cầu của con người. Tuy nhiên bên cạnh những ưu điểm kinh tế ngành này mang lại thì các vấn đề về môi trường của quá trình sản xuất sơn cũng có không ít ảnh hưởng tiêu cực tới môi trường. Hãy cùng tìm hiểu xem quy trình xử lý nước xả thải cho nhà máy sơn. Đọc bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn
Nước thải từ nhà máy sơn có chứa nhiều chất gây ô nhiễm với độ phân tán, độ bền nhiệt động học, hoạt tính hóa học khác nhau. Bên cạnh đó còn có độ độc cao, màu sắc, mùi đặc biệt. Nước thải sản xuất sơn có chứa các chất tạo màng, dung môi, bột màu, các chất phụ gia biến tính và hóa dẻo. Những hợp chất này có mặt trong nước thải là tác nhân tạo COD và SS cao. Nước thải trong quá trình sản xuất sơn có từ:
Nước vệ sinh thiết bị: Giai đoạn rửa thiết bị cũng quan trọng và không thể thiếu trong quá trình sản xuất nghiêm ngặt. Giai đoạn này chứa rất nhiều kim loại nặng và dung môi hữu cơ,…
Nước làm mát: Nước thải có độ phân tán cao, độ nhiệt học, màu sắc cũng như tính chất độc hại cao.
Nước thải sản xuất sơn ô nhiễm hữu cơ cao. Nếu không có quy trình xử lý đạt chuẩn trước khi xả thải sẽ làm ô nhiễm nguồn nước nghiêm trọng. Không chỉ vậy mà còn ảnh hưởng đến hệ sinh thái thủy vực và chất lượng môi trường sống của con người. Gây ô nhiễm không khí, nguồn nước, phát sinh những mùi hôi thối. Ảnh hưởng đến sức khỏe con người, trẻ em và có thể gây ra những mầm bệnh mới.
Bên cạnh đó khi không xử lý nước thải đen nhiễm hóa chất sẽ khiến nhiều trẻ em xung quanh khi tắm cảm thấy ngứa ngáy. Hay nghiêm trong hơn là sẽ mắc các bệnh về da. Không chỉ vậy, còn mắc các bệnh về đường hô hấp vsf tiêu hóa Đó là lý do tại sao chúng ta cần xử lý nước thải sản xuất sơn.
>> Xem thêm: Lọc Thô Là Gì? Có Cần Thiết Trong Xử Lý Nước Sạch?
Nước thải từ các công đoạn sản xuất được dẫn về hồ thu gom. Song chắn rác được đặt ở đầu nguồn nước với kích thước vô cùng nhỏ. Điều này nhằm loại bỏ hoàn toàn rác thải (bao bì, nhãn mác) ra khỏi nguồn nước. Sau đó nước thải được dẫn về bể điều hòa để điều chỉnh nồng độ và lưu lượng thích hợp. Để tránh quá trình phân hủy kỵ khí xảy ra, bể điều hòa được trang bị máy thổi khí tránh cặn lắng xuống đáy bể.
Nước thải được bơm về bể keo tụ - tạo bông, thêm hóa chất gồm phèn nhôm và PAC. Tạo điều kiện để chất rắn lơ lửng cùng các hạt keo trong nước kết dính. Đồng thời hình thành nên những bông cặn có kích thước lớn hơn. Bể lắng 1 tiếp nhận nguồn nước và thực hiện vai trò lắng bông cặn đã được hình thành trước đó nhờ tác dụng của trọng lực. Thêm dung dịch H2SO4 để giảm nồng độ pH trong nguồn nước thải xuống còn 3. Phần bùn lắng sẽ được thu về bể chứa bùn, phần nước sạch phía trên dẫn qua bể oxy hóa fenton.
Dưới đây là một số phương pháp xử lý nước thải săn phổ biến hiện nay.
Đặc tính của nước thải sản xuất sơn là hàm lượng SS, COD thường rất cao.Vì vậy mà việc xử lý nước thải sơn bằng phương phương keo tụ sẽ đạt hiệu quả xử lý cao.
Cơ chế của quá trình keo tụ là: các hạt cặn lơ lửng trong nước đều mang điện tích âm hoặc dương. Với các hạt rắn có nguồn gốc Silic, các hợp chất hữu cơ đều có diện tích âm. Các hạt mang điện tích âm này sẽ hút các ion trái dấu. Một số ion trái dấu đó sẽ bị hút chặt vào hạt rắn đến mức chúng chuyển động cùng hạt rắn. Do đó tạo thành một mặt trượt. Xung quanh lớp ion trái dấu bên trong này là lớp ion bên ngoài mà hầu hết là các ion trái dấu. Nhưng chúng bị hút bám vào mốt chất lỏng và có thể dễ dàng bị trượt ra.
Hiệu quả keo tụ phụ thuộc vào hóa trị ion, chất keo tụ mang điện tích trái dấu và điện tích của hạt. Hóa trị ion càng lớn thì hiệu quả keo tụ càng cao.
Các hóa chất dùng cho quá trình keo tụ: phèn sắt, phèn nhôm, PAC. Áp dụng phương pháp keo tụ có ưu điểm: có thể áp dụng khi nước nguồn dao động, hiệu quả cao hơn lắng sơ bộ. Hiệu quả khử độ màu, độ đục cao, thiệt bị gọn, ít tốn diện tích, hóa chất sử dụng dễ kiếm, giá thành thấp.
Nước thải nhà máy sơn gồm các chất tạo màng, dung môi, bột màu, các phụ gia. Nó có khả năng ây ô nhiễm với độ phân tán, độ bền nhiệt động học, hoạt tính hóa học khác nhau. Vì vậy nước thải sơn có độ độc rất cao. Một trong những phương pháp được dùng để xử lý nước thải sản xuất sơn đó là phương pháp Fenton.
Quy trình áp dụng nguyên tắc phản ứng Fenton để xử lý ô nhiễm nước thải có độc tính cao. Mà hydro peroxyt phản ứng với sắt (II) sunfat sẽ tạo ra gốc tự do hydro. Nó khả năng phá hủy các chất hữu cơ. Nếu phản ứng xảy ra hoàn toàn, một số chất hữu cơ sẽ chuyển hóa thành CO2 và nước. Phản ứng Fenton cần có xúc tác và chất hóa oxy hóa. Chất xúc tác có thể là muối sắt II hoặc sắt III, còn chất oxy hóa là hydro peroxit (H2O2).
>> Xem thêm:Lắp Đặt Hệ Thống Xử Lý Nước Thải Uy Tín Ở Đâu?
Phương pháp oxy hóa sử dụng phản ứng Fenton đạt hiệu quả phá hủy chất ô nhiễm rất cao. Hiệu quả xử lý COD đạt khoảng 80% đối với nước thải ngành sản xuất sơn.
Là đơn vị cung cấp các dịch vụ xử lý nước thải có nhiều năm kinh nghiệm hoạt động trong ngành. Green luôn đặt yêu cầu chất lượng công nghệ cũng như tối ưu chi phí dịch vụ là thước đo hài lòng để phục vụ quý khách hàng. Tất cả các giải pháp xử lý nước xi mạ tại Green đều cao kết tối ưu cả về chi phí và chất lượng cho các khách hàng. Đảm bảo xử lý hiệu quả các kim loại nặng, chất lượng nước đạt chuẩn QCVN của Bộ Tài nguyên - Môi trường trước khi xả thải.
Nếu bạn đang tìm địa chỉ cung cấp các giải pháp xử lý nước thải uy tín, giá tốt. Hãy liên hệ với chúng tôi. Hãy để Green đồng hành cùng bạn. Chúng tôi tự tin mang lại sản phẩm uy tín, chất lượng nhất trên thị trường cho gia đình bạn.
Thông tin liên hệ:
Trụ sở Hà Nội: Tầng 4, số 57 Lê Quý Đôn, phường Bạch Đằng, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội.
Chi nhánh HCM: 82 Nguyễn Bá Tuyển – Phường 12 – Q.Tân Bình – Tp.Hồ Chí Minh