Bể tuyển nổi đóng vai trò quan trọng trong việc tách các chất rắn hòa tan ra khỏi nước thải. Nó làm cho chúng trở thành một phần không thể thiếu của nhiều hệ thống xử lý hiện đại. Vậy bể tuyển nổi là gì? Cấu tạo bể tuyển nổi như thế nào? Hãy cùng chúng tôi khám phá chi tiết các phương pháp tuyển nổi trong xử lý nước thải.
Khái niệm về bể tuyển nổi trong xử lý nước thải
Bể tuyển nổi trong xử lý nước thải, còn gọi là bể DAF (Dissolved Air Flotation). Nó được sử dụng để tách các hạt rắn, dầu mỡ và các chất không hòa tan ra khỏi nước. Phương pháp này dựa trên sự thay đổi độ tán của khí áp khác nhau để thực hiện quá trình tách.
Thành phần, cấu tạo bể tuyển nổi
Một công trình bể tuyển nổi thường được cấu tạo từ những yếu tố sau:
Bể được làm chủ yếu từ thép không gỉ, có khả năng chống oxy hóa cực cao
Ổ đĩa phân phối khí và bơm.
Các ống phân phối khí được tích hợp.
Hệ thống kiểm soát chất lượng đa cấp độ.
Cảm biến để theo dõi áp suất và lưu lượng nước thải.
Thiết bị nhằm kiểm tra, giám sát mức độ bùn.
Thiết bị đo nồng độ TSS.
Bảng điều khiển để cài đặt hoạt động của hệ thống.
Ưu và nhược điểm của cấu tạo của bể tuyển nổi
Ưu điểm
Loại bỏ hiệu quả các loại hạt cặn hữu cơ khó lắng đọng, váng dầu, mỡ, váng sữa…
Có thể xử lý chất rắn lơ lửng với tỷ lệ lên tới 90 – 95%.
Thời gian lưu nước ngắn. Có thể giảm thời gian xử lý và thể tích cho các công trình phía sau.
Nhược điểm
Chi phí đầu tư và vận hành tương đối cao. Đặc biệt là khi bảo dưỡng thiết bị.
Yêu cầu cao về trình độ của kỹ thuật viên.
Về cơ bản, công trình này có cấu tạo phức tạp nên quá trình kiểm soát áp suất tương đối khó khăn.
>> Xem thêm: Cấu Tạo Và Nguyên Lý Hoạt Động Của Bể Lắng Tiếp Xúc
Bể tuyển nổi được ứng dụng trong lĩnh vực nào?
Hiện nay, bể DAF đang được ứng dụng phổ biến trong quy trình xử lý nước thải của nhiều lĩnh vực khác nhau. Cụ thể như:
Nước thải của các nhà máy hóa dầu.
Nước thải cơ khí.
Nước thải sản xuất giấy.
Nước thải ngành khai thác khoáng sản.
Nước thải nhà máy giết mổ gia súc, gia cầm, chế biến thực phẩm.
Nước thải sản xuất đồ ăn liền, đồ đóng hộp, chế biến thủy sản.
Nước thải sản xuất bơ, bánh kẹo…
Quy trình xử lý nước của cấu tạo trong bể tuyển nổi
Phản ứng keo tụ trong ống
Ống keo tụ trong bể tuyển nổi được thiết kế theo hình zíc zắc nên rất dễ pha trộn với các loại hoá chất.
Chất keo tụ được thêm vào sẽ làm cho các hạt lơ lửng bị mất ổn định, dễ di chuyển, va chạm và liên kết với nhau thành các bông bùn lớn hơn.
Các loại hóa chất keo tụ được thêm vào bể tuyển nổi gồm có: Nhôm sunfat, sắt sunfat, sắt clorua, polychloride…
Phản ứng bong bóng
Nước thải sau khi đã làm trong sẽ được bơm vào 1 bình áp suất nhỏ có tên gọi là Air Drum và đưa khí nén vào.
Điều này khiến cho nước thải bão hòa với áp suất không khí. Sau đó, dùng nước này sẽ được đưa tới bể tuyển nổi qua một van giảm áp suất. Điều này khiến cho không khí thoát ra dưới hình thức là các bong bóng nhỏ.
Các bong bóng này xuất hiện trên bề mặt hạt lơ lửng. Chúng bám dính vào hạt vật chất trong nước thải. Số lượng bong bóng càng nhiều thì lực nâng càng lớn và khả năng vượt qua trọng lực hấp dẫn càng cao.
Người ta chỉ cần sử dụng cần gạt skimmer để loại bỏ các bóng bọt chứa chất lơ lửng, cặn bẩn ra khỏi nước thải.
Hỗ trợ phân tách
Các bể tuyển nổi có thể được trang bị thêm các tấm lamelas hoặc tấm IPS được đặt nghiêng hoặc song song với nhau để giúp quá trình phân tách trở nên hiệu quả hơn và dễ dàng hơn.
Nguyên lý hoạt động của bể tuyển nổi trong xử lý nước thải
Bể tuyển nổi hoạt động dựa trên nguyên tắc sau:
Đưa nước vào buồng khí bằng thiết bị bơm áp lực cao. Khi đó, nước thải và không khí sẽ hòa trộn với nhau tới hạn nước bão hòa không khí.
Nước bão hòa chảy qua các ngăn của bể tuyển nổi, đi qua van giảm áp suất để trở về áp suất khí quyển bình thường một cách đột ngột.
Khi đó, không khí hòa tan sẽ nhanh chóng bị tách ra, bám dính các hạt cát, cặn, tạp chất lên trên bề mặt nước.
Lưu ý khi thiết kế cho cấu tạo bể tuyển nổi
Thời gian lưu nước trung bình tại bể là 20 - 60 phút.
Tỷ số A/S (air/sludge) trung bình: 0,02 - 0,45.
Thời gian lưu nước thải ở bồn khí tan là: 0.5 - 3 phút.
Tải trọng bề mặt lý tưởng từ: 2 - 350m3/m2/ngày.
Áp lực khí nén tốt nhất là: 3.5 - 7atm.
Lượng không khí tiêu thụ khi hoạt động khoảng 15 - 50l/m3.
Bể tuyển nổi được lắp ở đâu trong hệ thống xử lý nước thải?
Bể tuyển nổi thường được lắp ở các vị trí quan trọng trong hệ thống xử lý nước thải. Thông thường, nó được đặt sau các bể lắng hay các bể xử lý trước đó trong quy trình xử lý nước thải. Việc đặt bể tuyển nổi ở đây giúp tách các chất rắn, dầu mỡ và các chất không hòa tan ra khỏi nước thải trước khi nước tiếp tục vào các bước xử lý tiếp theo.
Phân loại các loại bể tuyển nổi hiện nay
Có rất nhiều loại bể tuyển nổi khác nhau. Tùy thuộc vào cách phân chia mà phân thành các dạng bể như sau:
Dựa theo hình dạng
Dựa theo tính chất
>> Xem thêm: Quy Trình Xử Lý Nước Thải Mực In Đạt Tiêu Chuẩn
Kết luận
Trên đây là chia sẻ của chúng tôi về bể tuyển nổi trong xử lý nước thải. Hy vọng những thông tin này đã giúp các bạn hiểu rõ hơn về công trình này. Nếu bạn đang có nhu cầu thiết kế và xây dựng hệ thống xử lý nước thải hiệu quả, tiết kiệm chi phí và tối ưu diện tích, hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn chi tiết từ các chuyên gia của Green Water.
Thông tin liên hệ:
CÔNG TY TNHH GREEN
Trụ sở Hà Nội: Tầng 2 Tòa J, 226 Vạn Phúc, phường Liễu Giai, quận Ba Đình, Hà Nội
Chi nhánh HCM: 82 Nguyễn Bá Tuyển - Phường 12 - Q.Tân Bình - Tp.Hồ Chí Minh