Tin tức

Chuyên Gia Bật Mí Cách Xây Bể Chứa Nước Mưa Đạt Chuẩn Tại Nhà

December 21 2021
3.233 lượt xem

Nước mưa là nguồn tài nguyên nước quý giá được nhiều gia đình tận dụng để sinh hoạt. Tuy nhiên, nhiều người vẫn không nắm được kỹ thuật và cách xây bể chứa nước mưa đạt chuẩn để đảm bảo vệ sinh. Hãy cùng Green tìm hiểu trong bài viết dưới đây để thu về nguồn nước sạch nhất cho gia đình sử dụng nhé!

Thực trạng chất lượng nguồn nước mưa

Nước mưa được nhiều gia đình coi là "nguồn nước sạch nhất" hiện nay. Nhưng mọi người hãy chú ý rằng, nước mưa chỉ sạch hơn các nguồn nước khác. Chứ thực tế nước mưa cũng bị ô nhiễm. Trong nước mưa luôn có lẫn khí và bụi trong không khí. Ngoài ra, nước mưa còn là loại nước thiếu nhiều khoáng chất quan trọng nhất. Đặc biệt là Canxi. Đó là do đặc tính bốc hơi tạo thành mưa của nước. Các chất khoáng rất khó để bay hơi nên nước mưa thường không  có hoặc rất ít khoáng.

Chuyên Gia Bật Mí Cách Xây Bể Chứa Nước Mưa Đạt Chuẩn Tại Nhà
Thực trạng chất lượng nguồn nước mưa đáng báo động

Ngoài ra, nếu lấy nước ăn từ mái lợp fibroximang thì nước mưa còn độc hại hơn. Bạn nên lưu ý bởi bột amiang từ lớp mái này có thể gây độc cho cơ thể. Vậy làm sao để có nước mưa an toàn để sử dụng? Bạn cần xây dụng bể chứa đạt chuẩn!

>> Xem thêm: 3 Cách Xử Lý Nước Mưa Thành Nước Sạch

Thực trạng xây dựng bể chứa nước mưa tại nhà

Biết kỹ thuật xây bể chứa nước mưa là rất cần thiết. Nước ta là nước có lượng mưa hàng năm dồi dào, trung bình khoảng 1500-2000mm. Theo trung tâm khí tượng – Thủy văn Trung Ương, số ngày có mưa ở nước ta ước tính khoảng 100 ngày mỗi năm. Như vậy, giả sử nước không chảy ra biển, mặt đất đóng vai trò là bể chứa thì mặt đất sẽ ngập từ 1,5-2m, đạt đến 600 tỷ m3 với tổng diện tích lãnh thổ 331.211 km2 của nước ta. Đây là một con số vô cùng lớn.

Một nghịch lý lớn hơn là vào mùa mưa nước mưa quá nhiều dẫn đến mưa lớn, lũ lụt, ngập úng. Trong khi đó, hết mưa thì nhiều nơi lại gặp cảnh hạn hán, thiếu nước. Đặc biệt, khi mùa mưa qua đi, nước bị nhiễm mặn, nhiễm phèn, thậm chí là nhiễm asen vẫn buộc phải dùng. Thật phi lý khi là quốc gia có nguồn nước thiên nhiêu dồi dào nhưng lại phải chịu cảnh hạn hán, thiếu nước sạch. Hiểu cách xây bể chứa nước mưa đạt chuẩn là giải pháp hợp lý nhất lúc này.

Song thực tế, có không ít gia đình có được ý thức xây bể chứa tích trữ nước mưa. Tuy nhiên, cách xây dựng tự phát và thiếu khoa học sẽ dẫn đến lãng phí vật liệu, nước mưa thu về vẫn độc hại. Đa số các hộ dân chưa được chú trọng đến phương án thu gom và sử dụng nước mưa. Điều này làm cho lượng nước thu được ít mà không an toàn.

Chuyên gia bật mí cách xây bể chứa nước mưa đạt chuẩn tại nhà

Để có đủ lượng nước sạch sinh hoạt và tích trữ từ nước mưa, mọi người có thể tham khảo cách xây bể chứa nước mưa đạt chuẩn sau đây. (Cách tính được ước lượng tương đương cho một hộ gia đình có khoảng 4-6 thành viên)

Chuyên Gia Bật Mí Cách Xây Bể Chứa Nước Mưa Đạt Chuẩn Tại Nhà
Cách xây bể chứa nước mưa đạt chuẩn tại nhà

Kích thước

Với gia đình có khoảng 6 người, bể chứa nước mưa có dung tích 8-12m3 sẽ đáp ứng đủ nhu cầu sinh hoạt cho gia đình. Để tiết kiệm vật liệu, bạn nên xây bể hình lập phương hoặc gần lập phương. Ví dụ, kích thước bể 8m3 nên xây khoảng (dài x rộng x cao) 2x2x2m ; bể 12.5m3 nên xây 2.5 x 2.5 x 2m. Bạn nên xây bể chạy song song với mái nhà để tích chữ mưa tốt nhất. Nếu diện tích mái ngói rộng hơn, có thể xây bể chứa lớn hơn.

Chi phí

Thông thường để xây một bể chứa bằng bê tông hoặc gạch, chi phí sẽ dao dộng khoảng 5-7 triệu. Với gia đình có điều kiện hơn có thể mua bể chứa bằng inox. Máng hứng nước có thể làm bằng tôn, tre vầu. Nước dẫn từ máng xuống bể bằng ống nhựa, nên chọn ống có đường kính tối thiểu 40mm.

Chú ý, xây dựng bể phải có nắp đậy để ngăn rác, lá cây, bụi bẩn và sinh vật bay, bò vào bể nước.

Dự tính xây dựng

Dự tính xây dựng cho một bể nước mưa 8m3 sẽ cần:

  • Xi măng 1020 kg
  • Gạch chỉ 3040 viên, gạch vỡ 2,5m3
  • Sỏi/ đá dăm 1x2cm khoảng 0,5m3, cát vàng 5,4m3
  • Sắt Pi6 khoảng 50kg, máng tôn 20m, ống nhựa PVC Pi48 cần 10-20m.

>> Xem thêm: Mua Vật Liệu Lọc Nước Sinh Hoạt Ở Đâu Giá Tốt Tại Hà Nội Và TPHCM

Nguyên vật liệu lọc

Trước kia, để xử lý và lọc nước trong bể chứa người ta sử dụng vật liệu lọc như sỏi, cát, than hoạt tính lọc nước... Tuy nhiên, bể lọc sử dụng các vật liệu này vừa tốn kém diện tích mà việc sục rửa bể chứa và làm sạch vật liệu lọc cũng rất khó khăn. Với những nơi ô nhiễm nặng thì còn phải thường xuyên thay mới.

Chuyên Gia Bật Mí Cách Xây Bể Chứa Nước Mưa Đạt Chuẩn Tại Nhà
Xu hướng sử dụng máy lọc nước tổng sinh hoạt thay thế cát, sỏi lọc thô

Bởi vậy, ngày nay, mọi người dần chuyển sang sử dụng hệ thống lọc tổng nước sinh hoạt. Ngoài có kích thước nhỏ gọn, tiện dụng, vận hành tự động. Sản phẩm còn có hệ thống máng lọc RO/UF tinh khiết. Gia đình có thể sử dụng nước để ăn uống trực tiếp mà vẫn đảm bảo an toàn.

Trên thị trường hiện nay, có nhiều cơ sở cung cấp máy lọc nước, thiết bị xử lý nước. Tuy nhiên, không phải đơn vị nào cũng đảm bảo chất lượng. Nếu bạn đang tìm địa chỉ cung cấp máy lọc nước, thiết bị xử lý nước uy tín, hãy liên hệ với chúng tôi. Hãy để Green đồng hành cùng bạn. Chúng tôi tự tin mang lại sản phẩm uy tín, chất lượng nhất trên thị trường cho gia đình bạn.

Thông tin liên hệ:

Trụ sở Hà Nội: Tầng 4, số 57 Lê Quý Đôn, phường Bạch Đằng, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội.

Chi nhánh HCM: 82 Nguyễn Bá Tuyển – Phường 12 – Q.Tân Bình – Tp.Hồ Chí Minh

Comments