Công nghệ xử lý nước thải cao su đóng vai trò quan trọng, do nguồn nước thải có chứa nhiều chất ô nhiễm và khó xử lý bằng phương pháp tự nhiên. Vì vậy, việc áp dụng các giải pháp khoa học và hiện đại là cần thiết để đảm bảo hiệu quả cao và tối ưu hóa chi phí. Hãy cùng các chuyên gia từ Green Water tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây nhé.
Sự ảnh hưởng và nguồn gốc của nước thải cao su với môi trường
Nguồn gốc của nước thải cao su
Nước thải cao su có nguồn gốc từ các quá trình khác nhau. Cụ thể như sau:
Quá trình sản xuất mủ khối.
Quá trình sản xuất và chế biến mủ skim.
Quá trình sản xuất mủ cao su.
Quá trình sản xuất mủ ly tâm.
Đặc điểm của nước thải cao su
Nước thải cao su có những đặc điểm cơ bản sau:
Nồng độ pH dao động từ 4,2 - 5,2.
Làm lượng chất thải rắn dễ bay hơi trong nước chiếm tới 90%.
Trong nước thải có hàm lượng nito và amoniac cao.
Có chứa nhiều protein dễ phân huỷ và tạo thành mùi hôi. Đồng thời, tạo ra nhiều khí khác như: H2S, NH3, CH3COOH…
Hàm lượng photpho và nồng độ BOD, COD cao.
Một số ảnh hưởng của nước thải cao su đến môi trường
Nước thải cao su khi đưa ra nguồn tiếp nhận sẽ dẫn tới đục nước, dễ phân hủy và bốc mùi hôi thối. Từ đó, gây ảnh hưởng đến sức khỏe và đời sống của người dân xung quanh. Hàm lượng chất hữu cơ cao sẽ mất nhiều thời gian phân hủy. Từ đó, tình trạng ô nhiễm môi trường kéo dài.
>>Xem thêm: Công Nghệ Quy Trình Xử Lý Nước Biển
Một số công nghệ xử lý nước thải cao su
Phương pháp hóa học và hóa lý trong xử lý nước thải cao su
Phương pháp xử lý nước thải cao su bằng hóa học có vai trò quan trọng trong việc điều chỉnh độ pH của nước thải về mức phù hợp (khoảng 6,5 - 8,5), thông qua việc sử dụng các chất kiềm như NaOH hoặc KOH. Điều này là cần thiết do nước thải từ quá trình sản xuất cao su thường có hàm lượng axit hữu cơ cao. Nó gây cản trở cho các giai đoạn xử lý tiếp theo.
Bên cạnh đó, phương pháp hóa lý cũng được ứng dụng nhằm loại bỏ các hạt lơ lửng trong nước thải thông qua quá trình keo tụ và tạo bông. Các chất keo tụ sẽ kết dính các hạt lơ lửng nhỏ thành các bông lớn hơn, giúp chúng dễ dàng lắng xuống đáy bể. Quá trình này giúp tách bùn bẩn ra khỏi nước, sau đó bùn lắng sẽ được thu gom và xử lý riêng biệt, đảm bảo không gây ảnh hưởng đến các giai đoạn xử lý kế tiếp.
Phối hợp cả hai phương pháp hóa học và hóa lý giúp nâng cao hiệu quả xử lý nước thải, làm giảm nồng độ ô nhiễm và tạo điều kiện thuận lợi cho các bước xử lý sinh học hoặc cơ học tiếp theo.
Phương pháp cơ học trong xử lý nước thải cao su
Cơ chế hoạt động của công nghệ này dựa trên việc sử dụng hệ thống song chắn rác và lưới chắn rác. Nó nhằm loại bỏ các chất rắn có kích thước lớn và không tan trong nước. Các song chắn rác giúp chặn lại các mảnh vụn, vật thể cứng từ nguồn nước thải; nó ngăn chúng xâm nhập vào các công đoạn xử lý tiếp theo.
Ngoài ra, hệ thống còn có khả năng giữ lại các chất lơ lửng nhờ sự kết hợp giữa lực ly tâm và trọng lực. Dưới tác động của những yếu tố này, các hạt lơ lửng trong nước sẽ được tách ra và lắng xuống, từ đó giúp nước thải đạt độ tinh khiết cao hơn trước khi qua các bước xử lý khác.
Việc ứng dụng cơ chế này không chỉ góp phần bảo vệ các thiết bị xử lý phía sau khỏi bị tắc nghẽn, mà còn nâng cao hiệu quả xử lý tổng thể, đảm bảo quá trình lọc nước thải đạt hiệu quả tối ưu và tiết kiệm chi phí vận hành.
Kỹ thuật xử lý sinh học
Mục đích của phương pháp này là sử dụng các nhóm vi sinh vật để phân hủy chất hữu cơ ô nhiễm. Trong đó bao gồm:
Kỹ thuật này có những tác dụng như sau:
Giảm nồng độ BOD, COD, chất rắn hòa tan, chất rắn cơ bản.
Kiểm soát mùi hôi trong nước thải.
Nâng cao hiệu suất làm việc của toàn bộ hệ thống.
Quy trình xử lý nước thải cao su
Gạn mủ trong quy trình xử lý nước thải cao su
Mục đích của công trình này là loại bỏ những lớp mủ đang nổi trên bề mặt nước. Khi đó, người ta có thể tận dụng lớp mủ này đem đi tái chế nhằm tiết kiệm chi phí. Quá trình gạn mủ cũng giúp cho các công trình phía sau hoạt động trơn tru hơn.
Xử lý cơ học ban đầu
Sử dụng song chắn rác với mục đích loại bỏ, lược bớt các chất thải rắn như cành, lá cây lẫn trong nước thải. Đồng thời, tránh tắc nghẽn đường ống và giảm tải áp lực cho các công trình xử lý phía sau.
Cụm xử lý sinh học
Cụm xử lý sinh học diễn ra 2 quá trình là phân hủy kỵ khí và phân hủy hiếu khí.
Tại bể UASB diễn ra quá trình phân hủy kỵ khí không sử dụng ô xi. Nước thải này khi tiếp xúc với bùn kỵ khí sẽ nảy sinh phản ứng thủy phân, axit hoá và tạo ra methane.
Tiếp đến, nước thải được đưa tới bể Aerotank. Tại đây, các nhóm vi sinh vật hiếu khí cần sử dụng oxy sẽ tiến hành phân hủy các hữu cơ, tạo thành năng lượng cho sự phát triển.
Quá trình này giúp loại bỏ các chất ô nhiễm như BOD, nito…
Tách bùn
Trong bể chứa bùn, quá trình phân tách diễn ra tự nhiên giữa lớp nước trong ở phía trên và lớp bùn lắng tích tụ ở phía dưới. Nước trong sau khi tách sẽ được chuyển qua các bước xử lý tiếp theo để loại bỏ các tạp chất còn sót lại, trong khi lớp bùn lắng phía dưới sẽ được thu gom và xử lý riêng biệt. Bùn lắng thường chứa nhiều chất rắn và tạp chất nặng.
Vì vậy cần các biện pháp chuyên biệt để xử lý hiệu quả, bao gồm cả việc sử dụng máy ép bùn hoặc các phương pháp xử lý sinh học nhằm đảm bảo chúng không gây ô nhiễm môi trường sau khi thải bỏ. Việc phân tách và xử lý chuyên biệt này giúp tối ưu hóa quy trình xử lý nước thải, đồng thời giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường.
>> Xem thêm: Mạch Nước Ngầm Liệu Có Sạch Hay Không?
Kết luận
Trên đây là những thông tin về công nghệ quy trình xử lý nước thải cao su. Hy vọng đã giúp các bạn hiểu rõ hơn về các quy trình, công nghệ phù hợp. Nếu bạn còn thắc mắc cần được giải đáp thêm về vấn đề này, hãy liên hệ với Green Water ngay nhé.
Thông tin liên hệ:
CÔNG TY TNHH GREEN
Trụ sở Hà Nội: Tầng 2 Tòa J, 226 Vạn Phúc, phường Liễu Giai, quận Ba Đình, Hà Nội
Chi nhánh HCM: 82 Nguyễn Bá Tuyển - Phường 12 - Q.Tân Bình - Tp.Hồ Chí Minh