Tin tức

Đặc Tính Bùn Cặn Và Các Phương Pháp Xử Lý Bùn Cặn

March 26 2023
318 lượt xem

Bùn cặn là một sản phẩm phụ được tách ra sau quá trình xử lý nước thải. Trong bùn cặn thường chứa nhiều chất hữu cơ, vi sinh vật, vi khuẩn gây bệnh nên sau quá trình xử lý nước thải, bùn cặn cũng cần được xử lý để bảo vệ môi trường. Vậy phương pháp xử lý bùn cặn như thế nào hiệu quả tiết kiệm chi phí?

Đặc Tính Bùn Cặn Và Các Phương Pháp Xử Lý Bùn Cặn
Bùn cặn là một sản phẩm phụ được tách ra sau quá trình xử lý nước thải

Số lượng bùn cặn sau xử lý

Bùn cặn được hình thành:

Sau xử lý cơ học

  • Tổng lượng cặn lơ lửng TSS trong nước thải có chứa: 50 - 70gam/ người/ngày đêm. Khoảng 25-50 gam/người/ngày/đêm tồn tại trong khâu xử lý bậc 1.
  • Độ ẩm của cặn sau lắng 2h là 97,5%. Sau đó, chúng được nén dần trong hố tập trung đến độ ẩm 92-95%. Trung bình thể cặn lắng này là 0,6 - 0,8lit/người/ngày/đêm.
  • Đây được gọi là cặn sơ cấp vì nó là thành phần không hòa tan sẵn có trong nước thải. Cặn này có chứa 65-70% là thành phần hữu cơ, tồn tại nhiều vi sinh vật và có nhiều loại vi sinh vật gây bệnh.

>> Xem thêm: Báo Giá Hệ Thống Xử Lý Nước Cấp Công Nghiệp

Sau xử lý sinh học (bùn màng sinh vật sau bể lọc sinh học hoặc bùn hoạt tính dư sau bể aeroten)

  • Đặc điểm: 8-32 gam. Dựa vào dây chuyền xử lý nước thải, độ ẩm 96 - 99,2%. Thể tích bùn có thể đạt 2,5 lit/nguoi. Kích thước tương đối đồng nhất, thành phần hữu cơ chiếm 70-75%, có chứa nhiều vi khuẩn, trứng giun sán gây bệnh.

Thành phần và tính chất của bùn cặn

Bùn cặn có thành phần rất phức tạp. Bùn cặn có chứa nhiều chất hữu cơ cũng như các nguyên tố dinh dưỡng để làm phân bón rất tốt. Tuy nhiên, với tính chất chứa nhiều chất hữu cơ bùn cặn dễ gây hôi thối làm ô nhiễm môi trường không khí. Đồng thời, chúng cũng chứa nhiều vi khuẩn gây bệnh, độ ẩm cao. Sử dụng bùn cặn tươi để làm phân bón cũng không có lợi. Ngoài ra chúng chứa nhiều chất hữu cơ, dễ sinh ra mùi hôi, khét gây ô nhiễm môi trường không khí.

Tác hại của bùn cặn nếu không được xử lý

Lượng bùn cặn không được xử lý gây hậu quả nghiêm trọng cụ thể như sau:

Gây ô nhiễm nước ngầm

Vào mùa mưa, lượng bùn cặn có thể hòa trộn với các chát độc hại có trong bùn và thấm xuống mạch nước ngầm. Từ đó, làm ô nhiễm mạch nước ngầm.

Gây ô nhiễm nước mặt

Các chất ô nhiễm tích trữ trong bùn lắng có thể hòa trộn trở lại với nước. Do đó, gây ra ô nhiễm nguồn nước một cách nghiêm trọng.

Gây ô nhiễm không khí

Quá trình phân hủy kị khí của bùn sẽ tạo ra các khí có mùi như CH4, H2S, NH3... Gây hiệu ứng nhà kính và ảnh hưởng tới con người.

Phân loại bùn cặn

Bùn cặn được chia thành 3 nhóm: bùn cặn vô cơ, bùn cặn hữu cơ và bùn cặn hỗn hợp. Việc sử dụng bùn cặn cũng là phương pháp xử lý được ưa chuộng hiện nay. Tuy nhiên, không phải tất cả các loại bùn đều tái sử dụng được.

Hiệu quả của việc xử lý bùn cặn nước thải

Xử lý bùn cặn trong xử lý nước thải là việc làm bắt buộc. Bởi, nó mang nhiều lợi ích sau:

  • Ổn định bùn cặn và khử các chất hữu cơ dễ thối rữa.
  • Làm khô bùn cặn để thuận tiện vận chuyển và dễ sử dụng
  • Khử độc bùn cặn hoặc thu hồi chất quý

Một số phương pháp xử lý bùn cặn nước thải

Hiện nay, có nhiều phương pháp xử lý hiệu quả, đơn giản. Dưới đây, là một số phương pháp xử lý nước thải hiệu quả, tiết kiệm chi phí.

Tách nước sơ bộ

Giảm bớt độ ẩm bùn cặn để các bước xử lý tiếp theo được diễn ra được ổn định và giảm đi khối lượng xây dựng các công trình. Đồng thời, trong quá trình xử lý sẽ tiết kiệm được hóa chất. Tuy nhiên, khi giảm quá mức độ ẩm sẽ tạo ra bùn cặn khô. Các điều kiện công nghệ của công trình ổn định bùn cặn sẽ khó thực hiện.

Quá trình ổn định bùn cặn

Đặc Tính Bùn Cặn Và Các Phương Pháp Xử Lý Bùn Cặn
Quá trình ổn định bùn cặn là quá trình phân hủy sinh hóa những chất hữu cơ tồn tại trong bùn cặn

Quá trình ổn định bùn cặn là quá trình phân hủy sinh hóa những chất hữu cơ tồn tại trong bùn cặn. Quá trình này diễn ra trong điều kiện yếm khí hoặc điều kiện hiếu khí.

>> Xem thêm: Xử Lý Chất Thải Hữu Cơ Trong Nguồn Nước

Quá trình xử lý sơ bộ bùn cặn

Hai cách sơ bộ thường được áp dụng như sau:

  • Xử lý bằng hóa chất: Đây là quá trình đông kết các hạt phân tán tinh và keo để tạo thành các cặn bông lớn. Phá hủy và thay đổi các dạng liên kết của nước. Đồng thờ, thay đổi cấu trúc cặn và khả năng nhả nước của nó. Hóa chất thường được sử dụng là: vôi, phèn nhô, phèn sắt FeCl3, các loại polime khác.
  • Xử lý sơ bộ bùn cặn không sử dụng hóa chất: Sử dụng các biện pháp nhiệt, keo tụ điện hóa, lắng, phơi nắng...

Kết luận

Bài viết trên đã giải đáp thắc mắc các phương pháp xử lý bùn cặn tối ưu hiệu quả của Green Water. Mỗi phương pháp đều có những ưu và nhược điểm nhất định. Từ đó, bạn có thể dễ dàng lựa chọn cho mình một phương pháp phù hợp nhất.

Trên thị trường hiện nay có rất nhiều cơ sở cung máy lọc nước, giải pháp xử lý nước. Tuy nhiên, không phải đơn vị nào cũng đảm bảo chất lượng. Nếu bạn đang tìm địa chỉ cung cấp giải pháp xử lý nước uy tín, giá tốt, hãy liên hệ với chúng tôi. Hãy để Green đồng hành cùng bạn. Chúng tôi tự tin mang lại sản phẩm uy tín, chất lượng nhất trên thị trường cho gia đình bạn.

Thông tin liên hệ:

Trụ sở Hà Nội: Tầng 4, số 57 Lê Quý Đôn, phường Bạch Đằng, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội.

Chi nhánh HCM: 82 Nguyễn Bá Tuyển – Phường 12 – Q.Tân Bình – Tp.Hồ Chí Minh

Comments