Tin tức

[Đáng Chú Ý] Các Vật Liệu Xử Lý Nước Nhiễm Sắt Không Thể Thiếu

June 04 2022
533 lượt xem

Nước nhiễm sắt là tình trạng hàm lượng kim loại sắt trong nước vượt mức cho phép của Bộ Y tế. Các ion Sắt hòa tan trong nước ( Fe2+, FeSO4, Fe(HCO3)2) khiến cho nước ảnh hưởng tới sức khỏe của người dùng. Sử dụng các vật liệu xử lý nước nhiễm sắt là cách hiệu quả, tiết kiệm được nhiều gia đình sử dụng. Cùng tìm hiểu các vật liệu cần thiết để có nguồn nước sạch an toàn trong bài chia sẻ sau đây nhé!

[Đáng Chú Ý] Các Vật Liệu Xử Lý Nước Nhiễm Sắt Không Thể Thiếu
Các vật liệu xử lý nước nhiễm sắt không thể thiếu

Tiêu chuẩn hàm lượng sắt trong nước sinh hoạt

Sắt là nguyên tố quen thuộc trong đời sống hằng ngày. Tuy nhiên, nếu tồn tại trong nước, chúng có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe, thậm chí là chết người. Bởi vậy, Bộ Y tế đã đưa ra một số tiêu chuẩn với hàm lượng sắt tồn tại trong nước sinh hoạt như sau:

  • Theo tiêu chuẩn QCVN 01-1:2018/BYT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước sinh hoạt - hàm lượng sắt tối đa trong nước sinh hoạt không được vượt quá 0,5 mg/L.
  • Theo tiêu chuẩn QCVN 6-1: 2010/BYT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước ăn uống - hàm lượng sắt tối đa trong nước ăn uống không được vượt quá 0,3 mg/L.

Trong nước ngầm và cả nước mặt tự nhiên luôn tồn tại một lượng sắt nhất định. Hàm lượng này nhiều hay ít phụ thuộc vào điều kiện môi trường và đặc điểm thổ nhưỡng tại từng khu vực. Ở Việt Nam, do đặc tín thổ nhưỡng giàu khoáng sản, hầu hết các nguồn nước ngầm ở khu vực đồng bằng đều bị nhiễm sắt. Những khu vực khai thác quạng, khoáng sản sắt mức độ ô nhiễm còn báo động hơn hàng chục lần.

Đây là thực trạng rất đáng báo động. Bởi sử dụng nguồn nước nhiễm phèn sắt lâu dài sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe. Các bộ phận nội tạng, biểu bì đều bị ngộ độc. Chuyển biến nặng, lâu dài còn có thể gây ung thư, tử vong. Bởi vậy, người dân cần hết sức chú ý.

>> Xem thêm: Top 5 Cách Xử Lý Nước Nhiễm Sắt Và Mangan Hiệu Quả Nhất

Hướng dẫn nhận biết nước sinh hoạt bị nhiễm sắt

Để biết nguồn nước có bị nhiễm sắt hay không không khó. Gia đình, cơ quan có thể thực hiện dễ dàng thông qua 3 cách sau:

  • Nhận biết bằng cảm quan: Nước có mùi tanh hôi. Khi để nước trong chậu khoảng từ 10-30 phút, nước thường chuyển  sang màu vàng đục, nổi váng.
  • Thử bằng nước chè: Lấy cốc nước giếng. Sau đó đổ nước chè vào. Nếu nước chuyển màu tím đen hoặc đen thì chứng tỏ nguồn nước đã bị nhiễm sắt. Nhiễm càng nặng màu càng đen.
[Đáng Chú Ý] Các Vật Liệu Xử Lý Nước Nhiễm Sắt Không Thể Thiếu
Nước nhiễm sắt sẽ chuyển tím đen khi đổ nước chè vào
  • Kiểm tra bằng nhựa chuối: Đổ một ít nước vào cốc. Sau đó đổ một ít nhựa chuối vào. Nếu cốc nước ngả màu vàng đậm thì nguồn nước đã bị nhiễm sắt.

Ngoài ra, nguồn nước nhiễm sắt còn gây tác động lên bề mặt của các vật dụng sử dụng nước trong gia đình. Mọi người có thể quan sát các vật dụng. Nếu thấy xuất hiện hiện tượng như quần áo bị ố vàng, dụng cụ khác bị ố màu nâu đỏ thì nguy cơ nước nhiễm sắt rất cao.

Các vật liệu lọc nước nhiễm sắt quan trọng không thể thiếu

Nguồn nước nhiễm độc sắt rất nguy hiểm. Tuy nhiên, cách cải thiện không hề khó. Trong đó, sử dụng các vật liệu lọc nước nhiễm sắt rất được hoan nghênh nhờ tính hiệu quả, tiết kiệm chi phí. Các vật liệu quan trọng không thể thiếu trong làm sạch nước nhiễm sắt gồm:

Vật liệu chuyên dụng

Hiện nay, có 3 loại vật liệu lọc chuyên biệt dùng để khử sắt gồm Cát Mangan, Birm và Pyrolox.

  • Cát Mangan: Tành phần hóa học cơ bản là Mn(OH)4 hoặc KMnO4. Đây là vật liệu chuyên dùng để xử lý nước nhiễm sắt, mangan, hydrogen sulfide và asen. Cát Mangan còn khử mùi tanh của sắt hiệu quả bằng cách oxy hóa trực tiếp các ion kim loại và kết tủa để loại bỏ.
  • Birm: Đây là một loại vật liệu lọc nước chuyên dụng để khử các hợp chất sắt và mangan hòa tan trong nước. Birm hoạt động như một chất xúc tác không hòa tan giúp tăng hiệu quả phản ứng oxy hóa Fe2+ thành Fe3+ dưới dạng hydroxid sắt kết tủa. Sau kết tủa sắt có thể dễ dàng lọc loại bỏ bằng cách rửa ngược.
  • Pyrolox: Đây là vật liệu lọc sắt, mangan, hydro sunfua và asen từ nước ngầm rất hiệu quả. Lớp phủ mangan dioxite hoạt động mạnh mẽ như một chất xúc tác để oxy hóa sắt hòa tan và loại khỏi nước dưới dạng kết tủa.
[Đáng Chú Ý] Các Vật Liệu Xử Lý Nước Nhiễm Sắt Không Thể Thiếu
Một số vật liệu khử sắt trong nước chuyên dụng

>> Xem thêm: Hạt Trao Đổi Ion Làm Mềm Nước Làm Được Những Gì?

Vật liệu cần

Các vật liệu chuyên dụng giúp khử sắt cho nước. Tuy nhiên, chúng cần sử dụng kết hợp với các vật liệu lọc khác như Sỏi đỡ, Cát thạch anh, Than hoạt tính... để đảm bảo chất lượng nước đạt chuẩn.

Các vật liệu này có nhiệm vụ loại bỏ các tạp chất, màu và mùi của nước. Từ đó đảm bảo nguồn nước đủ an toàn để sinh hoạt tại gia đình, cơ quan.

Trên đây là bật mí về các vật liệu xử lý nước nhiễm sắt cần thiết để bảo vệ sức khỏe. Trên thị trường hiện nay có rất nhiều đơn vị cung cấp vật liệu lọc nước. Tuy nhiên, không phải đơn vị nào cũng đảm bảo về chất lượng. Nếu bạn đang tìm địa chỉ cung cấp thiết bị xử lý nước, vật liệu lọc nước uy tín, hãy liên hệ với chúng tôi. Hãy để Green đồng hành cùng bạn. Chúng tôi tự tin mang lại sản phẩm uy tín, chất lượng nhất trên thị trường cho gia đình bạn.

Thông tin liên hệ:

Trụ sở Hà Nội: Tầng 4, số 57 Lê Quý Đôn, phường Bạch Đằng, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội.

Chi nhánh HCM: 82 Nguyễn Bá Tuyển – Phường 12 – Q.Tân Bình – Tp.Hồ Chí Minh

Comments