Đường ống, chiller sau một thời gian dài sử dụng tiếp xúc với nước sẽ dẫn đến hiện tượng đóng cáu cặn gây tắc nghẽn. Điều này sẽ gây ra nhiều hậu quả đáng tiếc nếu không được phát hiện và xử lý kịp thời. Vì thế, bài viết hôm nay Green sẽ đưa ra cho các bạn một số giải pháp vệ sinh hệ thống Chiller bị cáu cặn hiệu quả nhất
Hệ thống Chiller là gì?
Hệ thống Chiller là loại máy sinh ra nguồn lạnh để lành lạnh các độ vật và thực phẩm. Hay bạn có thể hiêu hệ thống Chillers là máy bơm nhiệt. Tùy theo mục đích sử dụng mà người dùng gọi cho thích hợp. Hệ thống Chiller được chủ yếu lắp đặt trong các nhà máy, trung tâm thương mại, tòa nhà cao ốc,... để tạo ra khí lạnh.
Thực chất máy Chiller gồm 4 thiết bị chính là máy nén, van tiết lưu, thiết bị ngưng tụ và thiết bị bay hơi và một số thiết bị khác
Ngoài hệ thống Chiller, trong nhà máy thường có nồi hơi, lò hơi để cung cấp nhiệt cho các hoạt động trong công ty. Tìm hiểu thêm về nồi hơi công nghiệp ở: https://greenwater.com.vn/noi-hoi-cong-nghiep-la-gi.html
Cáu cặn và nguyên nhân sinh ra cáu cặn?
Phương pháp xử lý cáu cặn cho hệ thống chiller
Trong quá trình làm việc với nước, cáu cặn sinh ra và bám trên bề mặt thiết bị bao gồm: cáu cặn cacbonat, vôi, bùn, gỉ sét, silica, các chất kết tủa không tan khác,rác,…
Cáu cặn cacbonat (cáu cặn) hình thành và kết tủa bao phủ trên bề mặt làm việc, nhất là trong môi trường nước cứng. Trong nước có muối cacbonat hoặc bicacbonat của cation Canxi (Ca2+), hoặc cation Magiê (Mg2+) là nguyên nhân chính sinh ra loại cáu cặn này.
Cáu cặn sinh ra phổ biến nhất là CaCO3. Trong nước ion Canxi (Ca2+) kết hợp với ion bicacbonat (HCO3–) tạo thành Canxi bicacbonat (Ca(HCO3) 2) :
Ca2+ + 2HCO3– → Ca(HCO3)2
Khi nước được gia nhiệt và bốc hơi, cáu cặn kết tủa thành lớp trên bề mặt làm việc của hệ thống thiết bị, đường ống,…
Ca(HCO3)2 → CaCO3↓ + CO2↑ + H2O
Ngoài ra, cáu cặn sinh ra còn do nước cứng và chỉ số TDS có trong nước. Khi nước được đun sôi, ion Ca2+ và Mg 2+ sẽ thành cáu cặn và bám vào thành của các hệ thống ống nước, lò hơi, Chiller
Bạn nên xem 2 bài viết về nước cứng và chỉ số TDS để hiểu hơn về nguyên nhân sinh ra cáu cặn trong hệ thống làm lạnh Chiller:
Tác hại của cáu cặn trong đường ống, hệ thống Chiller
Với các thiết bị làm việc với nước: Thiết bị trao đổi nhiệt (TB TĐN), tháp giải nhiệt, chiller, nồi hơi, máy nén khí, turbine, bơm (Nuovo Pignone,…), két nước làm mát và block máy, hệ thống thiết bị, đường ống,.. khi bị cáu cặn sẽ khiến tác dụng bị giảm sút, nguồn nước rất khó lưu thông gây tắc nghẽn và ứ đọng.
Cáu cặn khiến đường ống nhanh bị oxy hóa, hư hỏng
Cặn Carbonate làm giảm bề mặt làm việc, giảm độ dẫn nhiệt λ (và sẽ làm giảm hệ số truyền nhiệt K), gây mất mát năng lượng, giảm tiết diện ống, gây tắc cục bộ, tổn thất áp suất, và có thể làm hư hỏng các chi tiết của các thiết bị áp lực,…
1. So sánh hệ độ dẫn nhiệt λ của các vật liệu làm thiết bị và các loại cáu cặn
Vật liệu | Độ dẫn nhiệt λ [W / (m.oK)] | Vật liệu | Độ dẫn nhiệt λ [W / (m.oK)] |
Đồng | 380 | Thép Cacbon | 46.5 |
Nhôm | 202 | Thép không gỉ | 23.2 |
Hợp kim nhôm | 209 | Thép hợp kim cao cấp VA | 21 |
Đồng thau | 120 | Cặn Silic | 0.04 |
Kẽm | 110 | Cặn Sunfat | 0.4 |
Sắt | 80.2 | Cặn Cacbonat, vôi -vữa, Xi măng | 1.0 |
Thép không pha | 50 |
Bảng so sách độ dẫn nhiệt giữa các vật liệu khác nhau
2. Mất mát năng lượng khi bề dày lớp cặn tăng!
Theo thống kê: 15% chi phí bảo trì của nhà máy là dành cho các TB TĐN, tháp giải nhiệt, máy nén khí, burbin, lò hơi,…và phân nửa trong số đó là để xử lý cáu cặn.
Các biện pháp xử lý vệ sinh đường ống công nghiệp
1. Những biện pháp vệ sinh đường ống công nghiệp đơn giản
Những phương pháp trên cũng có thể áp dụng được, nhưng cũng chỉ làm chậm quá trình đóng cặn. Và sau một thời gian bề mặt làm việc vẫn bị đóng cặn.
”Đóng cặn luôn xảy ra là vấn đề thời sự tất yếu và luôn đòi hỏi một công nghệ mới để xử lý hiệu quả”
2. Những phương pháp vệ sinh đường ống công nghiệp được dùng nhiều nhất
Đó chỉ là các phương pháp có nhiều hạn chế, có thể làm ăn mòn vật liệu, hư hỏng thiết bị, kém hiệu quả,…chỉ áp dụng được với một số trường hợp hạn hữu. Còn nếu bạn muốn xử lý nhanh chóng và không bị hạn chế nhiều thì Green khuyên bạn nên sử dụng hóa chất tẩy rửa cáu cặn. Vì khi sử dụng hóa chất, bạn sẽ nhận được những ưu điểm sau:
Nhanh chóng, dễ sử dụng, tẩy cặn hiệu quả
Hầu như không ăn mòn thiết bị với chất siêu ức chế ăn mòn sinh học
Xử lý các hệ thống phức tạp, không cần di rời, nâng chuyển
Trả lại bề mặt sáng bóng và trạng thái làm việc ban đầu cho thiết bị
Công suất tẩy cặn cao (1,5 kg cặn / 1 gallon hóa chất)
Tiết kiệm thời gian, sức lao động và tiền của.
Kéo dài tuổi thọ cho thiết bị, tiết kiệm năng lượng
Thân thiện với con người và môi trường
Khả năng xuyên thấm tốt mà không một loại hóa chất nào có được.
Khả năng siêu ức chế ăn mòn đã tạo nên sự khác biệt về chất lượng.
Đó là một số giải pháp xử lý, vệ sinh hệ thống Chiller bị cái cặn hiệu quả. Hy vọng với giải pháp đó, bạn có thể tự xử lý được vấn đề mà mình đang gặp phải.
Quy trình bảo dưỡng hệ thống Chiller
Quy trình bảo dưỡng hệ thống Chiller sẽ được diễn ra như sau:
1. Bảo dưỡng bộ phận máy nén
2. Bảo dưỡng thiết bị ngưng tụ
Bảo dưỡng bình ngưng
Bảo dưỡng dàn ngưng tụ bay hơi
Bảo duowg dàn ngưng kiểu tưới
bảo dưỡng dàn ngưng kiểu tụ khí
3. Bảo dưỡng thiết bị bay hơi
4. Bảo dưỡng tháp giải nhiệt
5. Bảo dưỡng bơm
6. Bảo dưỡng quạt
7. Kiểm tra định kỳ 3 tháng/ lần
Xem chi tiết cách vệ sinh, bảo dưỡng hệ thống Chiller tại đây
Ngoài ra, công ty TNHH Green là đơn vị chuyên trong lĩnh vực xử lý nước và cung cấp các sản phẩm hóa chất tẩy rửa cáu cặn uy tín chất lượng hàng đầu tại Việt Nam. Mọi câu hỏi cần được tư vấn khía cạnh hơn về sản phẩm, khách hàng có thể liên hệ với chúng tôi theo thông tin dưới đây để nghe hỗ trợ trả lời kịp thời, miễn phí.