Tin tức

Tìm hiểu về hóa chất xử lý nước công nghiệp ngành thủy sản

April 17 2019
4.607 lượt xem

Với nhu cầu phát triển và đòi hỏi chất lượng ngày càng cao, hoạt động của ngành thủy sản đã có được những bước phát triển vô cùng mạnh mẽ. Tuy nhiên, để có thể thành công hơn nữa trong tương lai, thì ngành vẫn đang phải đối mặt với rất nhiều khó khăn và thử thách. Trong đó việc xử lý nước thải công nghiệp là nhu cầu tất yếu và cấp thiết. Từ đó nhu cầu tìm mua các loại hóa chất xử lý nước thải ngành thủy sản chất lượng, hiệu quả cao và an toàn cũng được nhiều người đặc biệt quan tâm.

>>>>>> Xem ngay: Các hệ thống xử lý nước thải tối ưu nhất hiện nay

Tổng quan về ngành nuôi trồng thủy hải sản ở Việt Nam

Việt Nam với lợi thế sở hữu 3.260 km đường bờ biển và khu đặc quyền kinh tế nên đến 1 triệu km2. Do đó, Việt Nam được đánh giá là nước có đầy tiềm năng để phát triển ngành nuôi trồng thủy hải sản. Hơn thế nữa, với lợi ích về khí hậu, đặc điểm địa lý, Việt Nam chia làm 3 miền - mỗi miền sẽ có thế mạnh khác nhau:

» Miền Bắc: Miền Bắc với thế mạnh chủ yếu là nuôi trồn các loại cá nước ngọt, nuôi cá lồng trên biển

» Khu vực miền Trung: Ở đây người dân tập trung nuôi trồng thâm canh tôm sú, tôm hùm và nuôi cá lồng

» Khu vực miền Nam: Miền Nam là vùng được đánh giá có tiềm năng nuôi trồng thủy hải sản lớn nhất nước ta. Ở đây, người dân thường nuôi cá theo nhiều loại hình khác nhau như nuôi ao, hàng rào, nuôi lồng cho cá da trơn hay một số loài khác như cá lóc, rô đồng, tôm càng xanh

Tầm quan trọng của hóa chất xử lý nước thải ngành thủy sản là gì?

Nước thải thủy sản sinh mùi hôi tanh do quá trình phân hủy của các phần còn sót lại của các sinh vật biển gây ảnh hưởng rất nặng nề và trực tiếp đến môi trường sống của con người nếu không xử lý đúng cách. Một hệ thống xử lý nước thải bằng phương pháp hóa học kết hợp với sinh học đang được xem là chuẩn và mang lại hiệu quả cao.

Trong đó, sự góp mặt của các loại hóa chất xử lý nước thải ngành thủy sản đóng vai trò thiết yếu và không thể không sử dụng. Bởi nước thải ngành chế biến thủy hải sản chứa phần lớn các chất thải hữu cơ có nguồn gốc từ động vật, thành phần chủ yếu là protein và các chất béo. Trong hai thành phần này thì chất béo khó bị phân hủy bởi vi sinh vật nhất.

Tầm quan trọng của hóa chất xử lý nước thải ngành thủy sản là gì?

Tầm quan trọng của hóa chất xử lý nước thải ngành thủy sản là gì?

Các chất rắn lơ lửng làm cho nước đục hoặc có màu, các chất hữu cơ chứa trong nước thải chế biến thủy sản, nồng độ các chất nitơ, photpho cao… Tất cả các hiện tượng trên đều gây tác động xấu tới chất lượng nước, ảnh hưởng tới hệ thủy sinh, nghề nuôi trồng thủy sản, du lịch và cấp nước.

Vì vậy, việc xây dựng một hệ thống xử lý nước thải và dùng hóa chất để xử lý nó để tránh tình trạng nguồn nước nhiễm bẩn hay các nhân tố lây bệnh sẽ truyền dẫn các bệnh dịch cho người như bệnh lỵ, nhiễm khuẩn đường tiết niệu, tiêu chảy cấp tính, thương hàn, bại liệt…

===>>> Đừng bỏ qua: Quá trình và phương pháp xử lý nước thải

Xử lý nước thải nuôi trồng thủy sản bằng phương pháp hóa học

Hiện nay, công nghệ xử lý nước thải trong nuôi trồng thủy sản bằng phương pháp sinh học và hóa học được nhiều doanh nghiệp ưu tiên sử dụng vì tính hiệu quả, dễ dàng vận hành. Phương pháp này sẽ được sử dụng trong trường hợp thu hoạch cuối vụ. Do sức chứa của hệ thống xử lý nước thải không thể chứa hết được lượng nước thải ra trong một lần, và mỗi lần cũng không thể lưu giữ nước trong 15 ngày như yêu cầu.

Vì vậy cần phải có kế hoạch cụ thể cho từng đợt thu hoạch, ít nhất phải được chia thành 3 đến 4 đợt, mỗi đợt nước thải tháo ra được lưu giữ trong hệ thống ít nhất 24 giờ. Việc này được thực hiện đồng thời với việc xử lý hỗ trợ bằng hóa chất công nghiệp kết tụ thông dụng như: Al2(SO4)3, Fe2(SO4)3 nồng độ 1÷5 g/m3 nước thải. Giải pháp tình thế:

Trường hợp bị dịch bệnh thì không tháo nước ra kênh thoát nước chung, ao bị dịch bệnh sẽ được xử lý riêng. Quy trình xử lý gồm: Dùng CaOCl2 nồng độ 5÷10 mg/lít bón vào ao bị bệnh, sau đó mới thải vào hệ thống xử lý nước thải. Sau mỗi vụ, ao nuôi được tháo cạn, nạo vét lớp bùn trên mặt.

Mua hóa chất xử lý nước thải ngành thủy sản ở đâu?

Công ty TNHH Green là đơn vị chuyên cung cấp hóa chất xử lý nước thải ngành công nghiệp nói chung, ngành thủy sản nói riêng chuyên nghiệp trên toàn quốc. Hỗ trợ tối đa kỹ thuật khi ứng dụng các loại hóa chất công nghiệp vào hệ thống nhằm đảm bảo hiệu quả, giảm chi phí đầu tư và vận hành đúng thời gian cho mọi khách hàng.

Danh mục các loại hóa chất xử lý nước thải của công ty chúng tôi như sau: Phèn sắt, Axit các loại, H2O2 (oxi già) nồng độ 50%, Clorin khử trùng, PAC – keo tụ, Vi sinh: dạng chế phẩm và bùn hoạt tính sống, Vôi bột, vôi cục, Phèn nhôm, Polime cation và anion, Hóa chất khử màu, Muối công nghiệp (NaCl).

Mua hóa chất xử lý nước thải ngành thủy sản ở đâu?

Mỗi một loại hóa chất sẽ có công dụng và cách sử dụng sao phù hợp nhất trong hệ thống, ví dụ:

  • Hóa chất keo tụ

Poly Aluminium Chloride: (PAC) có công thức tổng quát là [Al2(OH)nCl6.nxH2O]m. PAC thường có  màu vàng, dễ hòa tan trong nước, dung dịch trong suốt, có tác dụng khá mạnh về tính hút ẩm.

>>>>> Xem ngay: Hóa chất PAC là gì? Đặc điểm - Ứng dụng - Cách sử dụng PAC

  • Hóa chất điều chỉnh Ph

Độ pH ảnh hưởng rất nhiều trong quá trình xử lý sinh học. Vì vậy điều chỉnh pH về mức thích hợp là cần thiết trong quá trình xử lý nước thải. Điều chỉnh pH chủ yếu là bổ sung dung dịch kiềm hoặc acid. Hóa chất thường sử dụng nâng pH: Natri hydroxyt (NaOH); giảm pH: Axit sunfuric.

  • Hóa chất khử trùng nước thải

Khử trùng là công đoạn cuối cùng trong hệ thống xử lý nước thải cũng là công đoạn quan trọng trong hệ thống xử lý. Hóa chất sử dụng để khử trùng khá phong phú chủ yếu là: Chlorine, Clo, nước Javen,…

Hãy liên hệ với chúng tôi sớm nhất để được tư vấn và hỗ trợ nếu bạn cần xử lý nước thải chế biến thủy sản hoặc cần cung cấp hóa chất xử lý nước thải ngành thủy sản. Chúng tôi luôn sẵn sàng phục vụ và mang đến cho bạn báo giá tốt nhất hiện nay!

 
Comments