Tin tức

Một Số Phương Pháp Xử Lý Nước Thải Bạn Cần Biết

August 16 2024
75 lượt xem

Xử lý nước thải là một công việc quan trọng không chỉ để bảo vệ môi trường mà còn để đảm bảo sức khỏe cộng đồng. Nước thải có chứa nhiều loại thành phần khác nhau, do đó cần sử dụng các kỹ thuật phù hợp để loại bỏ chúng một cách hiệu quả. Hiện nay, những phương pháp xử lý nước thải bao gồm cơ học, hóa học. Hãy cùng Green Water khám phá những phương pháp này qua bài viết dưới đây nhé.

Một Số Phương Pháp Xử Lý Nước Thải Bạn Cần Biết

Phương pháp xử lý nước thải bằng kỹ thuật vật lý

Nước thải thường có nhiều loại rác thô và các chất lơ lửng không tan. Để loại bỏ những thành phần này, các phương pháp cơ học như song chắn, lưới lọc rác, lắng đọng bằng trọng lực và lực ly tâm thường được áp dụng. Những kỹ thuật này thường được sử dụng ở giai đoạn đầu của quá trình xử lý nước thải. Việc lựa chọn công nghệ xử lý phù hợp phụ thuộc vào kích thước, tính chất lý hóa, nồng độ chất lơ lửng, lưu lượng nước thải và mức độ làm sạch yêu cầu.

Song chắn rác

vKhi nước thải được dẫn vào hệ thống xử lý, nó đầu tiên phải qua song chắn rác. Tại đây, các vật thể lớn như giẻ, vỏ hộp, cành cây và bao nilon sẽ bị giữ lại. Đây là bước quan trọng nhằm ngăn ngừa tắc nghẽn ở bơm, ống dẫn hoặc kênh. Bên cạnh đó, nó đảm bảo an toàn và thuận lợi cho toàn bộ hệ thống xử lý nước thải. Tùy thuộc vào kích thước khe hở, song chắn rác được phân loại thành thô, trung bình và mịn. Trong đó, song chắn rác thô có khoảng cách giữa các thanh từ 60 đến 100 mm. Trong khi song chắn rác mịn có khoảng cách từ 10 - 25 mm.

Song chắn rác thường được chế tạo từ kim loại và được đặt ở cửa vào của kênh dẫn. Tiết diện của song chắn có thể là dạng tròn, vuông hoặc kết hợp cả hai. Trong đó, song chắn tiết diện tròn có trở lực thấp nhất nhưng dễ bị tắc do vật giữ lại. Vì vậy, loại phổ biến nhất là song chắn có tiết diện hỗn hợp, với cạnh vuông góc phía sau và cạnh tròn phía trước, hướng đối diện với dòng chảy.

Một Số Phương Pháp Xử Lý Nước Thải Bạn Cần Biết

Bể lắng có nhiệm vụ tách các hạt cặn lơ lửng trong nước thải, bao gồm cả cặn có sẵn (bể lắng đợt 1) và cặn được sinh ra từ quá trình keo tụ hoặc xử lý sinh học (bể lắng đợt 2). Chức năng chính của bể lắng là loại bỏ các tạp chất vô cơ không tan có kích thước từ 0,2 mm đến 2 mm. Nó giúp ngăn ngừa tắc nghẽn cho bơm và đường ống phía sau.

Bể lắng cát có thể được chia thành hai loại chính; bể lắng ngang và bể lắng đứng. Để cải thiện hiệu quả tách cát, bể lắng cát thổi khí cũng được sử dụng rộng rãi. Trong bể lắng ngang, tốc độ dòng chảy không nên vượt quá 0,3 m/s để các hạt cát, hạt sỏi và các hạt vô cơ khác có thể lắng xuống đáy. Phần lớn các hạt hữu cơ sẽ được xử lý ở các giai đoạn tiếp theo. Hiệu suất lắng của bể lắng đứng thường kém hơn so với bể lắng ngang từ 10 đến 20%.

Bể tuyển nổi

Phương pháp tuyển nổi thường được áp dụng để tách các tạp chất không tan (dưới dạng rắn hoặc lỏng) và các chất hoạt động bề mặt ra khỏi pha lỏng. Phương pháp này rất hiệu quả trong việc loại bỏ các hạt nhẹ và lắng chậm trong thời gian ngắn. Quá trình tuyển nổi được thực hiện bằng cách đưa các bọt khí nhỏ vào pha lỏng. Khi khối lượng của tổ hợp bọt khí và cặn nhỏ hơn khối lượng của nước. Và các bọt khí này sẽ nổi lên bề mặt.

Hiệu quả của quá trình tuyển nổi phụ thuộc vào số lượng và kích thước của bọt khí, cũng như vào hàm lượng chất rắn trong nước. Việc duy trì kích thước bọt khí ổn định là rất quan trọng, với bọt khí có kích thước từ 15 - 30 micromet thường đạt hiệu quả cao nhất. Khi nồng độ hạt rắn cao, tỉ lệ va chạm và kết dính giữa các hạt tăng lên, giúp giảm lượng khí tiêu tốn.

>> Xem thêm: Cấu Tạo Bể Tuyển Nổi Và Nguyên Lý Hoạt Động

Keo tụ, tạo bông

Trong nguồn nước, một số hạt tồn tại dưới dạng keo mịn phân tán, với kích thước từ 0,1 đến 10 micromet. Các hạt này không thể nổi lên hoặc lắng xuống, làm cho việc tách chúng trở nên khó khăn.

Trong trường hợp các hạt phân tán cao, chúng duy trì trạng thái phân tán nhờ lực đẩy tĩnh điện. Do bề mặt của chúng có thể mang điện tích âm hoặc dương nhờ sự hấp thụ các ion trong dung dịch hoặc ion hóa các nhóm hoạt hóa. Lực đẩy tĩnh điện giữ các hạt keo lơ lửng. Để giảm tính bền của các hạt keo, cần phải trung hòa điện tích trên bề mặt của chúng; quá trình này được gọi là keo tụ. Sau khi các hạt keo đã được trung hòa điện tích, chúng có thể liên kết với nhau để tạo thành các bông cặn lớn hơn và nặng hơn, từ đó lắng xuống. Quá trình này được gọi là tạo bông.

Phương pháp xử lý nước thải bằng kỹ thuật hóa học

Trong xử lý nước thải, các phương pháp hóa học thường được áp dụng bao gồm: trung hòa, oxy hóa khử, tạo kết tủa. Nguyên tắc của các phương pháp này là thực hiện các phản ứng hóa học để chuyển đổi các chất độc hại thành các chất khác. Nó có thể là cặn hoặc chất hòa tan không gây hại hoặc không ô nhiễm môi trường.

Trung hòa

Quá trình trung hòa được sử dụng để điều chỉnh độ pH của nước thải về mức trung tính, từ 6,5 đến 8,5, trước khi thải ra nguồn tiếp nhận hoặc chuyển sang các công nghệ xử lý tiếp theo. Có thể sử dụng các phương pháp sau để thực hiện quá trình trung hòa nước thải:

  • Kết hợp nước thải có tính axit với nước thải có tính kiềm;

  • Sử dụng các tác nhân hóa học để trung hòa;

  • Lọc nước có tính axit qua các vật liệu trung hòa;

  • Hấp thụ khí axit bằng dung dịch kiềm hoặc hấp thụ amoniac bằng dung dịch axit.

Tạo kết tủa

Một Số Phương Pháp Xử Lý Nước Thải Bạn Cần Biết

Nước thải thường có chứa nhiều chất ô nhiễm như kim loại nặng và các tạp chất khác, cần phải được loại bỏ trước khi xả ra nguồn tiếp nhận. Phương pháp này sử dụng hai quá trình kết tủa là canxi cacbonat và hydroxit để loại bỏ các kim loại nặng như Cu, Ni và Mg trong nước thải. Sau khi kết tủa, cặn sẽ được loại bỏ thông qua quá trình lắng cặn. Để đạt hiệu quả tối ưu, cần điều chỉnh pH của nước thải tùy theo loại kim loại cần xử lý. Các hóa chất thường được sử dụng để thực hiện kết tủa bao gồm: phèn nhôm, phèn sắt và vôi.

Phương pháp oxy hóa - khử

Phương pháp này sử dụng các chất oxy hóa như clo khí hoặc clo lỏng, CaClO, dioxit clo, hypoclorit, natri dicromat, kali pemanganat, oxy, và ozon để xử lý nước thải. Trong quá trình oxy hóa, các chất độc hại sẽ được chuyển đổi thành các chất ít độc hơn và tách ra khỏi nước thải. Để thực hiện quá trình này, cần sử dụng một lượng lớn các tác nhân hóa học.

>> Xem thêm: Tìm Hiểu Các Phương Pháp Xử Lý Nước Thải Thuỷ Sản Phổ Biến

Kết luận

Trên đây là hai cách xử lý nước thải phổ biến nhất hiện nay. Tùy từng thành phần và tính chất nước thải, mức độ cần thiết xử lý nước thải, lưu lượng và chế độ xả thải; đặc điểm nguồn tiếp nhận, điều kiện mặt bằng, vận hành và quản lý hệ thống xử lý nước thải, điều kiện cơ sở hạ tầng… Để ta chọn công nghệ xử lý nước thải phù hợp nhất.

Thông tin liên hệ:

CÔNG TY TNHH GREEN

Trụ sở Hà Nội: Tầng 2 Tòa J, 226 Vạn Phúc, phường Liễu Giai, quận Ba Đình, Hà Nội

  • Điện thoại: 024 3514 8260

  • Hotline: 032 844 8880

  • Email: admin@greenwater.com.vn

Chi nhánh HCM: 82 Nguyễn Bá Tuyển - Phường 12 - Q.Tân Bình - Tp.Hồ Chí Minh

  • Hotline: 0931 112 900

  • Email: admin@greenwater.com.vn

Comments