Tin tức

Nằm Lòng Quy Trình Xử Lý Nước Thải Chăn Nuôi Heo

February 18 2023
353 lượt xem

Việt Nam là một trong những quốc gia có nền nông nghiệp lâu đời với nhiều mô hình chăn nuôi phổ biến tại các hộ dân. Kéo theo là tiềm ẩn nguy cơ cao về vấn đề nước thải sản sinh từ quá trình chăn nuôi tự phát. Trong đó, các trang trại, hộ gia đình chăn nuôi heo là phổ biến hơn cả. Một quy trình xử lý nước thải chăn nuôi heo sẽ là điều cần thiết và gần như bắt buộc với bất kỳ quy mô chăn nuôi nào. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu chi tiết quy trình này trong bài viết dưới đây.

Chi tiết thành phần nước thải chăn nuôi heo

Nằm Lòng Quy Trình Xử Lý Nước Thải Chăn Nuôi Heo
Nằm lòng quy trình xử lý nước thải chăn nuôi heo

Các thành phần có bên trong nước thải chăn nuôi heo bao gồm:

  • Chất hữu cơ: Bên trong nước thải chăn nuôi heo có chứa tới 70-80% các hợp chất hữu cơ. Bao gồm là cellulose, protein, acid amin, chất béo, hydrat carbon, các dẫn xuất và thức ăn thừa. Còn lại 20-30% sẽ là các hợp chất vô cơ. Chẳng hạn là cát, đất, muối, ure, ammonium, SO4 và muối clorua.

  • N và P (Nitơ và Photpho): Các loài gia súc nói chung và heo nói riêng có khả năng hấp thụ N và P là rất thấp. Chính vì vậy mà khi ăn thức ăn có chứa N và P, chúng sẽ bài tiết ra bên ngoài theo đường phân và nước tiểu. Bên trong nước thải chăn nuôi heo vì vậy mà chứa hàm lượng N và P rất lớn.

  • Vi sinh vật gây bệnh: Nước thải chăn nuôi heo thường chứa nhiều các loại vi trùng, vi khuẩn và trứng ấu trùng, giun sán gây bệnh. Đây vừa là nguyên nhân của nhiều mầm bệnh gây nguy hiểm với sức khỏe con người. Mà đồng thời đây còn là một trong những nhân tố gây trở ngại trong quy trình xử lý nước thải chăn nuôi heo.

>> Xem thêm: Biện Pháp Xử Lý Nước Thải Nông Nghiệp Chi Phí Thấp - Hiệu Quả Cao

Quy trình xử lý nước thải chăn nuôi heo tiêu chuẩn

Một quy trình xử lý nước thải chăn nuôi heo sẽ trải qua các giai đoạn:

Giai đoạn 1

Đầu tiên, nước thải chăn nuôi heo sẽ được chảy vào hầm biogas theo đường ống dẫn. Tại đây, hầm sẽ xử lý được phần lớn lượng chất thải hữu cơ, làm giảm đi đáng kể lượng khí độc phát sinh. Đồng thời diệt được các mầm bệnh có trong nước thải, cũng như cung cấp một lượng khí đốt rẻ tiền.

Sau khi lượng nước thải được chảy đầy vào hầm biogas, chúng sẽ chảy tràn theo đường ống đi qua bể điều hòa của hệ thống xử lý. Ở bể điều hòa, nước thải sẽ được khuấy trộn nhằm xáo đều nồng độ và lưu lượng có trong nước thải.

Giai đoạn 2

Sang đến giai đoạn 3, lượng nước thải trong bể điều hòa sẽ tiếp tục xử lý qua bể UASB. Tại đây, nước thải được tiến hành đưa trực tiếp vào dưới đáy bể và phân phối đồng đều tại đó. Sau đó, tiếp tục chảy ngược lên trên, xuyên qua lớp bùn sinh học hạt nhỏ (bông bùn). Lúc này các chất bẩn hữu cơ sẽ được tiến hành tiêu thụ ở đó. Các bọt khí metan và cacbonic nổi lên trên được thu lại bằng cách chụp khí để dần dẫn ra khỏi bể.

Nước thải tiếp tục được chảy qua bể yếm khí và aerotank hiếu khí để xử lý. Đối với nước thải chăn nuôi heo, hệ thống này sẽ có sự tham gia của hàng trăm chủng loại vi khuẩn kỵ khí bắt buộc và kỵ khí không bắt buộc. Những loại vi sinh vật này sẽ tiến hành một loạt các phản ứng hóa sinh học. Từ đó giúp phân hủy và biến đổi các hợp chất hữu cơ phức tạp để trở thành những chất đơn giản. Dễ dàng hơn trong quá trình xử lý tiếp theo.

Giai đoạn 3

Nằm Lòng Quy Trình Xử Lý Nước Thải Chăn Nuôi Heo
Quy trình xử lý nước thải trải qua 5 giai đoạn chính

Luồng nước thải tiếp tục đi qua bể aerotank hiếu khí, bể chứa hỗn hợp nước thải và bùn hoạt tính. Lúc này khí được cấp vào bể liên tục để trộn đều và giữ bùn trong trạng thái lửng lơ trong nước thải. Đồng thời cũng cung cấp đủ oxy cho vi sinh vật oxy hóa các chất hữu cơ

Vi sinh vật, vi khuẩn sống sẽ dùng chất nền (BOD) và chất dinh dưỡng (Nitơ và Photpho) làm thành thức ăn để tự chuyển hóa thành các chất trơ không hòa tan và còn thành các tế bào mới. Lượng bùn hoạt tính sinh ra trong thời gian lưu lại bể aerotank của lượng nước thải ban đầu khi đi vào trong bể sẽ không đủ làm giảm nhanh các chất hữu cơ. Cũng bởi một phần phải sử dụng lại bùn hoạt tính đã lắng xuống đáy bể lắng sinh học.

Phần bùn hoạt tính dư lại sẽ được được về bể chứa bùn và đem ra sân phơi bùn. Lượng bùn khô này sẽ được thu gom để phục vụ sản xuất phân bón.

Giai đoạn 4

Lượng nước thải cuối bể aerotank của hệ thống sẽ tiếp tục chảy tràn qua bể lắng. Phần nước sạch còn trong bể lắng sẽ được đưa qua bể khử trùng. Tại đây sẽ tiến hành châm NaOCL nhằm diệt đi những vi khuẩn còn sót lại trong nước. Khi nước đã sạch sẽ được chảy ra hồ sinh học, giúp ổn định dòng nước và giảm đi các vi sinh vật gây bệnh.

Giai đoạn 5

Giai đoạn cuối cùng, nước thải chăn nuôi heo sẽ được thải ra nguồn tiếp nhận theo QCVN 62-MT:2016/BTNM.

Những ưu điểm mà quy trình xử lý nước thải chăn nuôi heo sở hữu

  • Quy trình xử lý nước thải chăn nuôi heo hoàn toàn không gây ảnh hưởng đến môi trường

  • Hỗ trợ giảm thiểu bệnh cho đàn gia súc

  • Không gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người

  • Tiết kiệm chi phí và nâng cao hiệu quả kinh tế

  • Là một trong những quy trình xử lý nước thải chăn nuôi heo có cơ chế vận hành đơn giản và hiệu quả

>> Xem thêm: Các Hóa Chất Xử Lý Nước Tiêu Biểu Được Cung Cấp Bởi Green Water

Kết luận

Trên thị trường hiện nay có rất nhiều cơ sở cung cấp giải pháp xử lý nước thải. Tuy nhiên, không phải đơn vị nào cũng đảm bảo chất lượng. Nếu bạn đang tìm địa chỉ cung cấp các giải pháp xử lý nước thải uy tín, giá tốt, hãy liên hệ với chúng tôi. Hãy để Green Water đồng hành cùng bạn. Chúng tôi tự tin mang lại sản phẩm uy tín, chất lượng nhất trên thị trường cho gia đình bạn.

Thông tin liên hệ:

Trụ sở Hà Nội: Tầng 4, số 57 Lê Quý Đôn, phường Bạch Đằng, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội.

Chi nhánh HCM: 82 Nguyễn Bá Tuyển – Phường 12 – Q.Tân Bình – Tp.Hồ Chí Minh

Comments