Tin tức

Phương Pháp Lọc Nước Phèn Đơn Giản

May 24 2024
191 lượt xem

Nước là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá, nó giữ vai trò vô cùng quan trọng và không thể thay thế được trong cuộc sống của chúng ta. Tuy nhiên, ngày nay nguồn nước đang bị ô nhiễm nghiêm trọng. Vậy lọc nước nhiễm phèn bằng cách nào và lọc nước phèn như thế nào là hiệu quả?

Phương Pháp Lọc Nước Phèn Đơn Giản

Tìm hiểu nước phèn

Nước nhiễm phèn được hiểu là tình trạng nguồn nước khi bơm lên có màu vàng đục, mùi hôi tanh, khi nếm thử thì nước có vị hơi chua.

Khi để nước nhiễm phèn trong xô, trong khoảng từ 10 đến 15 phút thì xảy ra hiện tượng nước kết tủa, nổi một lớp váng trên mặt nước và dưới đáy có các mẩn đục.

Theo khoa học, nước phèn được định nghĩa là những muối kép với cấu tạo tinh thể đồng hình được tạo nên bởi các anion sunfat SO4-2 (hoặc cũng có thể là anion selenat SeO4-2; anion phức SeF4-2 hoặc ZnCl4-2) và cation của một hoặc hai kim loại có hóa trị khác nhau.

Nước nhiễm phèn là do những nguyên nhân như:

  • Đặc tính về thổ nhưỡng.

  • Đường ống dẫn nước bị khan rỉ.

  • Ô nhiễm nguồn nước do hoạt động công nghiệp và hoạt động sinh hoạt.

  • Hàm lượng anion sunfat trong các lớp trầm tích dưới lòng đất quá cao…

Những phương pháp lọc và xử lý nước phèn đơn giản tại nhà

Lọc và xử lý nước phèn tại nhà là một quá trình cần thiết để đảm bảo nước sạch và an toàn cho việc sử dụng hàng ngày. Dưới đây là một số phương pháp đơn giản mà bạn có thể thực hiện:

Dùng tro bếp để lọc nước phèn 

Cho 5 - 10g tro bếp vào chậu nước cần được khử phèn, để khoảng 15 - 20p. Sau khi phản ứng hóa học giữa tro bếp với nước phèn xảy ra, sẽ giúp loại bỏ hợp chất sắt không tan, mang lại nguồn nước sạch, an toàn.

Sau khi phản ứng kết thúc, tro bếp và các chất còn xót lại sẽ đọng xuống dưới đáy chậu. Chúng ta có thể sử dụng ngay phần nước sạch đã được khử phèn.

Dùng vôi để lọc nước phèn

Đầu tiên, hòa tan vôi sống (CaO) trong nước để tạo dung dịch nước vôi trong. Tiếp theo, đổ dung dịch này vào nước phèn và khuấy đều để các thành phần trong nước được kết tủa. Sau khi khuấy, để dung dịch lắng trong khoảng 30 phút đến 1 giờ, giúp các cặn bã và tạp chất lắng xuống đáy. Cuối cùng, lọc nước qua vải mịn hoặc giấy lọc để loại bỏ toàn bộ cặn bã, thu được nước trong sạch hơn để sử dụng.

Dùng phèn chua để lọc nước phèn

Đây là phương pháp xử lý nước phèn đơn giản nhất. Với liều lượng phù hợp là cứ 1 gram phèn chua sẽ cho vào 20 lít nước. Thực hiện khuấy đều để phèn chua tan hết, sau 30 phút nguồn nước nhiễm phèn đã được khử sạch, chúng ta có thể sử dụng ngay tuy nhiên không nên sử dụng nguồn nước dưới đáy vì đây là phần kết tủa được lắng xuống.

Phương Pháp Lọc Nước Phèn Đơn Giản

>> Xem thêm: Cách Xử Lý Nước Nhiễm Phèn Đơn Giản, Hiệu Quả Ngay Tại Nhà

Các phương pháp trên đều có thể thực hiện dễ dàng tại nhà với nguyên liệu dễ tìm và chi phí thấp. Tuy nhiên, chúng ta nên kiểm tra chất lượng nước sau khi lọc và xử lý bằng các phương pháp này.

Hậu quả của việc sử dụng nước phèn

Việc sử dụng nước phèn, nếu không được xử lý đúng cách, có thể gây ra nhiều hậu quả tiêu cực đến sức khỏe và đời sống hàng ngày. Dưới đây là một số hậu quả chính:

Phương Pháp Lọc Nước Phèn Đơn Giản

Ảnh hưởng đến sức khỏe

  • Bệnh về da:

Nước phèn chứa nhiều chất cặn bã và kim loại nặng như sắt, mangan, có thể gây kích ứng da, viêm da, và các bệnh ngoài da khác khi sử dụng để tắm giặt.

  • Vấn đề về tiêu hóa:

Uống nước phèn có thể gây ra các vấn đề về tiêu hóa như buồn nôn, tiêu chảy, và các rối loạn tiêu hóa khác do sự hiện diện của kim loại nặng và các tạp chất trong nước.

  • Các bệnh mãn tính:

Sử dụng nước phèn trong thời gian dài có thể dẫn đến tích tụ kim loại nặng trong cơ thể, gây ra các bệnh mãn tính như tổn thương gan, thận và các vấn đề về hệ thần kinh.

Ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày

  • Hư hỏng đồ dùng:

Nước phèn có thể gây ăn mòn và hư hỏng các thiết bị và đồ dùng trong gia đình như ống nước, bình đun, và máy giặt.

  • Giảm chất lượng nấu ăn:

Nấu ăn bằng nước phèn có thể làm giảm hương vị và chất lượng của thực phẩm, gây ra mùi vị khó chịu và không an toàn cho sức khỏe.

  • Màu sắc và mùi khó chịu:

Nước phèn thường có màu vàng hoặc nâu đỏ và mùi hôi. Chúng gây khó chịu khi sử dụng trong sinh hoạt hàng ngày.

Ảnh hưởng đến môi trường

  • Ô nhiễm nguồn nước:

Việc xả thải nước phèn chưa qua xử lý ra môi trường có thể gây ô nhiễm các nguồn nước tự nhiên, ảnh hưởng đến hệ sinh thái và chất lượng nước ngầm.

Ảnh hưởng kinh tế

  • Chi phí sửa chữa và thay thế:

Sử dụng nước phèn có thể làm tăng chi phí sửa chữa và thay thế các thiết bị gia dụng bị hư hỏng do ăn mòn.

  • Chi phí y tế:

Tăng chi phí y tế do các bệnh tật liên quan đến việc sử dụng nước phèn gây ra.

Để tránh những hậu quả trên, việc xử lý và lọc nước phèn đúng cách trước khi sử dụng là vô cùng quan trọng. Các phương pháp như sử dụng phèn chua, vôi, hoặc hệ thống lọc nước có thể giúp cải thiện chất lượng nước và bảo vệ sức khỏe gia đình.

>> Xem thêm: 5 Cách Xử Lý Nước Giếng Khoan Nhiễm Phèn Cực Đơn Giản

Kết luận

Cơ chế của việc dùng hoá chất để xử lý phèn với mục đích để thành phần tạo kết tủa. Các loại hoá chất có tính oxy hoá mạnh, giúp khử sắt II thành sắt III. Sắt III tiếp xúc với không khí tạo thành dạng kết tủa và lắng xuống. Các hoá chất oxy hoá mạnh thường dùng là thuốc tím, clo...Đây phương pháp tương đối có hiệu quả cao.

Thông tin liên hệ :

CÔNG TY TNHH GREEN

Trụ sở Hà Nội: Tầng 2 Tòa J, 226 Vạn Phúc, phường Liễu Giai, quận Ba Đình, Hà Nội

  • Điện thoại: 024 3514 8260

  • Hotline: 032 844 8880

  • Email: admin@greenwater.com.vn

Chi nhánh HCM: 82 Nguyễn Bá Tuyển - Phường 12 - Q.Tân Bình - Tp.Hồ Chí Minh

  • Hotline: 0931 112 900

  • Email: admin@greenwater.com.vn

Comments