Để giảm thiểu tình trạng ô nhiễm và góp phần vào việc bảo vệ môi trường, xử lý nước thải là một công việc vô cùng quan trọng và cần thiết. Vậy thế nào là xử lý nước thải? Bài dưới đây Green sẽ sơ lược phương pháp xử lý nước thải để các bạn tham khảo nhé!
Sơ lược các phương pháp xử lý nước thải
Nước thải thường chứa nhiều chất ô nhiễm khác nhau. Chúng cần được xử lý bằng các phương pháp thích hợp. Sau đây là tổng quan các phương pháp xử lý nước thải. Các phương phương xử lý nước thải được chia thành các loại sau:
Phương pháp xử lý nước thải bằng lý học
Phương pháp xử lý nước thải hóa học và hóa lý
Phương pháp xử lý nước thải sinh học
Phương pháp xử lý lý học trong xử lý nước thải
Trong nước thải thường chứa các chất không tan ở dạng lơ lửng. Để tách các chất này ra khỏi nước thải. Thường sử dụng các phương pháp cơ học như lọc qua song chắn rác hoặc lưới chắn rác, lắng dưới tác dụng của trọng lực hoặc lực li tâm và lọc.
Song chắn rác trong hệ thống xử lý nước thải
Trước khi đưa vào hệ thống xử lý, nước thải phải đi qua một bước lọc sơ bộ bằng song chắn rác. Mục đích là loại bỏ các thành phần rắn lớn như giẻ, rác, vỏ đồ hộp, rác cây, bao nilon... Việc này giúp tránh tắc nghẽn các bơm, đường ống hoặc kênh dẫn. Nó đảm bảo an toàn và điều kiện vận hành tốt cho toàn bộ hệ thống xử lý.
Song chắn rác có thể phân loại dựa trên kích thước lỗ hổng, gồm thô (60-100mm), trung bình và mịn (10-25mm). Chúng có thể được làm bằng kim loại, có dạng thanh hoặc lưới, được lắp cố định hoặc di động. Góc nghiêng của song chắn rác thường từ 45-60 độ nếu làm sạch thủ công, hoặc 75-85 độ nếu làm sạch bằng máy.
Để tối ưu hiệu quả, vận tốc nước chảy qua song chắn được giới hạn trong khoảng 0,6-1m/s, không vượt quá 0,75-1m/s để tránh đẩy rác qua khe hở, và không thấp hơn 0,4m/s để tránh phân hủy các chất thải rắn.
Lắng cát trong hệ thống xử lý nước thải
Sau khi qua song chắn rác, nước thải sẽ đi vào bể lắng cát. Mục đích chính của bể lắng cát là tách các tạp chất vô cơ không tan. Nó có kích thước từ 0,2mm đến 2mm, ra khỏi nước thải. Việc này giúp bảo vệ các bơm, đường ống dẫn và các công trình xử lý sinh học phía sau khỏi bị mài mòn. Bể lắng cát có thể được thiết kế theo kiểu ngang hoặc đứng. Để tăng hiệu quả lắng cát, còn có loại bể lắng cát được thổi khí.
Vận tốc dòng chảy trong bể lắng ngang không được vượt quá 0,3m/s. Ở tốc độ này, các hạt cát, sỏi và các tạp chất vô cơ khác sẽ lắng xuống đáy bể, trong khi hầu hết các hạt hữu cơ sẽ không lắng và được chuyển đến các công đoạn xử lý tiếp theo.
Bể lắng xử lý nước thải
Bể lắng có nhiệm vụ lắng các hạt cặn lơ lửng có sẵn trong nước thải (bể lắng đợt 1) hoặc cặn được tạo ra từ quá trình keo tụ tạo bông hay quá trình xử lý sinh học (bể lắng đợt 2). Theo dòng chảy, bể lắng được phân thành: bể lắng ngang và bể lắng đứng.
>> Xem thêm: Bể Lắng Lamen Là Gì? Cấu Tạo Và Nguyên Lý
Tuyển nổi trong xử lý nước thải
Phương pháp tuyển nổi thường được sử dụng để tách các tạp chất ở dạng rắn hoặc lỏng, phân tán không tan và lắng kém ra khỏi pha lỏng. Trong một số trường hợp, quá trình này còn được dùng để tách các chất hoà tan như các chất hoạt động bề mặt.
Trong xử lý nước thải, tuyển nổi thường được áp dụng để lọc các chất lơ lửng và làm đặc bùn sinh học. Ưu điểm cơ bản của phương pháp này là có thể khử triệt để các hạt nhỏ, nhẹ và lắng chậm trong thời gian ngắn.
Phương pháp xử lý hóa học và hóa lý trong hệ thống xử lý nước thải
Trung hòa
Trước khi thải vào nguồn tiếp nhận hoặc chuyển đến các công nghệ xử lý tiếp theo, nước thải chứa acid vô cơ hoặc kiềm cần được trung hòa. Chúng ta phải điều chỉnh pH về khoảng 6,5 - 8,5. Có nhiều phương pháp để thực hiện quá trình trung hòa nước thải, bao gồm:
Trộn lẫn nước thải acid và nước thải kiềm
Bổ sung các tác nhân hóa học
Lọc nước acid qua vật liệu có tác dụng trung hòa
Hấp thụ khí acid bằng nước kiềm hoặc hấp thụ amoniac bằng nước acid
Keo tụ - tạo bông
Trong nguồn nước, một số hạt thường tồn tại ở dạng keo mịn, phân tán với kích thước từ 0,1 - 10 micromet. Các hạt này không nổi cũng không lắng, do đó khá khó tách loại. Kích thước nhỏ của chúng làm cho tỷ số diện tích bề mặt và thể tích rất lớn, do đó hiện tượng hóa học bề mặt trở nên rất quan trọng trong việc xử lý.
Phương pháp sinh học trong xử lý nước thải
Phương pháp sinh học được ứng dụng để xử lý các chất hữu cơ hòa tan có trong nước thải cũng như một số chất vô cơ. Nó dựa trên cơ sở hoạt động của vi sinh vật để phân hủy các chất hữu cơ gây ô nhiễm. Một cách tổng quát, phương pháp xử lý sinh học có thể phân thành 2 loại:
Quá trình phân hủy các chất hữu cơ nhờ sự tham gia của vi sinh vật được gọi là quá trình oxy hóa sinh học trong hệ thống xử lý nước thải. Để thực hiện quá trình này, các chất hữu cơ hòa tan, cả keo và chất phân tán nhỏ trong nước thải cần được di chuyển vào bên trong tế bào vi sinh vật theo 3 giai đoạn chính:
Chuyển các chất ô nhiễm từ pha lỏng đến bề mặt tế bào vi sinh vật.
Khuếch tán từ bề mặt tế bào qua màng bán thấm do sự chênh lệch nồng độ bên trong và bên ngoài tế bào.
Chuyển hóa các chất trong tế bào vi sinh vật; sản sinh năng lượng và tổng hợp tế bào mới.
Tốc độ của quá trình oxy hóa sinh học phụ thuộc vào nồng độ chất hữu cơ. Có hàm lượng các tạp chất và mức độ ổn định của lưu lượng nước thải vào hệ thống xử lý.
>> Xem thêm: Vi Sinh Kỵ Khí Là Gì? Ứng Dụng Vi Sinh Kỵ Khí Trong Xử Lý Nước Thải
Kết luận
Trên đây là giải đáp về các phương pháp xử lý nước thải. Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều cơ sở cung cấp giải pháp xử lý nước thải; nhưng không phải đơn vị nào cũng đảm bảo chất lượng. Nếu bạn đang tìm kiếm một địa chỉ uy tín và có giá cả hợp lý; hãy liên hệ với chúng tôi. Green tự tin đồng hành cùng bạn, mang lại các giải pháp xử lý nước thải uy tín và chất lượng nhất cho gia đình bạn.
Thông tin liên hệ:
CÔNG TY TNHH GREEN
Trụ sở Hà Nội: Tầng 2 Tòa J, 226 Vạn Phúc, phường Liễu Giai, quận Ba Đình, Hà Nội
Chi nhánh HCM: 82 Nguyễn Bá Tuyển - Phường 12 - Q.Tân Bình - Tp.Hồ Chí Minh