Tin tức

Tăng Phí Bảo Vệ Môi Trường Của Nước Thải Công Nghiệp

September 22 2021
670 lượt xem

Phí bảo vệ môi trường là khoản phí bắt buộc nhằm hạn chế các ảnh hưởng bất lợi cho môi trường từ hoạt động xả thải sản xuất, tiêu dùng. Theo cáo cáo gần đây, mức phí bảo vệ môi trường của nước thải công nghiệp đang có sự gia tăng. Mức tăng này có thể gây ảnh hưởng nếu các anh nghiệp không nắm bắt được.

Tăng Phí Bảo Vệ Môi Trường Của Nước Thải Công Nghiệp
Phí bảo vệ môi trường của nước thải công nghiệp đang tăng

Phí bảo vệ môi trường là gì? Ý nghĩa

Nhìn chung hiện nay, các văn bản luật hay văn bản dưới luật vẫn chưa có một quy định chi tiết nào để định nghĩa về phí bảo vệ môi trường. Tuy nhiên, bạn có thể hiểu theo cách thông thường sau. Phí bảo vệ môi trường chính là một khoản tiền mà các cá nhân, tổ chức xả thải hoặc làm phát sinh tác động xấu ra môi trường phải nộp. Khoản phí này giúp cơ bản bù đắp chi phí. Và chúng mang tính phục vụ khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền sử dụng để bảo vệ, xây dựng, bảo dưỡng môi trường.

Đồng thời, đây cũng là mức phí để tổ chức quản lý hành chính của nhà nước. Chúng phục vụ cho quản lý hoạt động của người nộp thuế. Đây được xem là một khoản thu bắt buộc đối với các cá nhân. Pháp nhân sẽ được hưởng một lợi ích hoặc sử dụng một dịch vụ môi trường nào đó.

Thực trạng tăng phí bảo vệ môi trường của nước thải công nghiệp

VPPA-Nghị định 53/2020/NĐ-CP về phí bảo vệ môi trường đối với nước thải có đưa ra lộ trình tăng mức phí bảo vệ môi trường của nước thải công nghiệp. Mức phí cụ thể như sau:

Tăng Phí Bảo Vệ Môi Trường Của Nước Thải Công Nghiệp
Mức phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp được tính theo 2 mức riêng

Mức phí I

Mức phí này áp dụng đối với cơ sở sản xuất có tổng lượng nước thải thấp. Đó là mức thải trung bình trong năm dưới 20 m3 / ngày (24 giờ). Các cơ sở này sẽ được áp dụng phí cố định tính theo khối lượng nước thải. Trong đó, các mức phí biến đổi sẽ không cần áp dụng:

Các doanh nghiệp có mức xả thải thấp sẽ áp dụng mức phí cố định

Năm 2020: Áp dụng mức phí 1.500.000 đồng/năm.

Kể từ ngày 01/01/2021: Kể từ 1/1/2021, mức phí bảo vệ môi trường sẽ được áp dụng theo biểu sau:

  • 4.000.000 đồng/năm: Áp dụng đối với cơ sở có lưu lượng nước thải bình quân từ 10m3 đến dưới 20 m3/ngày (trong 24 giờ).
  • 3.000.000 đồng/năm: Áp dụng đối với cơ sở mà tổng lượng nước thải trung bình trong năm từ 5m3 đến dưới 10 m3/ngày (tương đương 24 giờ).
  • 2.500.000 đồng/năm: Áp dụng đối với cơ sở có tổng lượng nước thải trung bình năm dưới 5 m3/ngày (tương đương 24 giờ).

Như vậy, theo mức tính này, các mức phí tăng mạnh và được phân cấp rõ ràng hơn. Điều này giúp các cơ quan nhà nước quản lý, thực thi các chính sách có hiệu quả hơn. Đảm bảo công bằng cho các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh.

Mức phí II

Đây là mức phí áp dụng đối với cơ sở sản xuất, chế biến xả thải nhiều. Tổng lượng nước thải trung bình năm từ 20 m3/ngày trở lên sẽ áp dụng cách phí tính theo công thức sau: F = f + C

Trong đó:

  • F là mức phí phải nộp.
  • f là mức phí cố định, thường bằng 1.500.000 đồng/năm. Tuy nhiên, kể từ ngày 01/01/2021 trở đi mức phí f là 4.000.000 đồng/năm. Trường hợp cơ sở bắt đầu hoạt động sau quý I thì số phí môi trường phải nộp tính cho thời gian từ quý cơ sở bắt đầu hoạt động đến hết năm. Mức phí cho 1 quý sẽ bằng f/4.
  • C là mức phí biến đổi. Mức phí này được tính theo tổng lượng nước thải ra, hàm lượng thông số ô nhiễm của các chất trong nước thải và mức thu đối với mỗi chất. Các mức phí này sẽ được căn cứ theo Biểu tại điểm b khoản 2 Điều 6 Nghị định 53/2020.
Tăng Phí Bảo Vệ Môi Trường Của Nước Thải Công Nghiệp
Hệ số chất gây ô nhiễm trong nước thải ảnh hưởng đến mức phí

>>> Xem thêm: Xử Lý Nước Thải Công Nghiệp Tiêu Chuẩn Và Tất Cả Các Vấn Đề Liên Quan

Trường hợp được miễn phí bảo vệ môi trường nước thải

Bên cạnh điểm tăng chi phí môi trường, Nghị định cũng quy định 7 trường hợp được miễn phí bảo vệ môi trường của nước thải gồm:

1- Nước xả ra từ nhà máy thủy điện.

2- Nước biển dùng vào sản xuất muối xả ra.

3- Nước thải sinh hoạt của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân ở các xã, các phường, thị trấn chưa có hệ thống cấp nước sạch; hộ gia đình, cá nhân không kinh doanh ở các phường và thị trấn đã có hệ thống cấp nước sạch tự khai thác nước để sử dụng.

4- Nước làm mát (theo quy định pháp luật về bảo vệ môi trường). Và chúng không trực tiếp tiếp xúc với các chất ô nhiễm và có đường thải riêng.

5- Nước thải từ nước mưa tự nhiên gây tràn.

6- Nước thải từ các phương tiện đánh bắt thủy sản.

7- Nước thải của các hệ thống xử lý nước thải tập trung khu đô thị đã xử lý đạt tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về môi trường.

Tổng kết

Với các doanh nghiệp, mức phí bảo vệ môi trường với nước thải công nghiệp có thể gây ra một chút ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh. Tuy nhiên, đây là một nguồn thu cần thiết để Nhà nước khắc phục các hệ quả của quá trình sản xuất công nghiệp tác động lên môi trường. Cách tốt nhất cho các doanh nghiệp giảm mức phí này là áp dụng các giải pháp xử lý nước thải.

Nếu bạn tìm kiếm các giải pháp xử lý nước thải hoàn chỉnh, chuyên nghiệp, tiết kiệm, hãy liên hệ với những chuyên gia uy tín của Green chúng tôi. Hãy để Green đồng hành cùng bạn. Chúng tôi tự tin mang lại sản phẩm xử lý nước thải uy tín, chất lượng nhất trên thị trường cho gia đình và doanh nghiệp của bạn.

Thông tin liên hệ:

Trụ sở Hà Nội: Tầng 4, số 57 Lê Quý Đôn, phường Bạch Đằng, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội.

Chi nhánh HCM: 82 Nguyễn Bá Tuyển – Phường 12 – Q.Tân Bình – Tp.Hồ Chí Minh

Comments
call