Nước ta đang trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa do đó, vai trò đóng góp của các ngành này trong sự phát triển kinh tế là rất quan trọng. Tuy nhiên, đi kèm với sự phát triển đó là hệ lụy ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Đòi hỏi nhà nước và các doanh nghiệp cần có ý thức, trách nhiệm hơn. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn đọc tất cả các kiến thức liên quan đến xử lý nước thải công nghiệp để góp phần giảm thải gánh nặng ra môi trường.
Thực trạng nguồn nước thải công nghiệp
Nước thải công nghiệp là tất cả nguồn nước xả thải từ các nhà máy, doanh nghiệp, nước thải nhân công trong quá trình hoạt động. Nước thải công nghiệp có chứa nhiều thành phần độc hại, điển hình như BOD, COD, axit, các kim loại, hóa chất độc hại... Các nguồn nước thải nầy vô cùng độc hại với môi trường cũng như sức khỏe của con người.
Một ví dụ điển hình trong các ngành công nghiệp đặc thù, là ngành dệt may, giấy và bột giấy. Nước thải của ngành thường có độ pH trung bình từ 9 – 11, chỉ số ô xy sinh hoá BOD và ô xy hoá học COD lên đến 700mg/1 và 2.500mg/1. Hàm lượng chất thải rắn lơ lửng cao gấp nhiều lần, thậm chí là hàng chục lần so với giới hạn cho phép. Hàm lượng Xyanua (CN–) trong nước thải vượt đến 84 lần, H2S vượt 4.2 lần, hàm lượng NH3+ vượt 84 lần so với tiêu chuẩn quốc gia.
Cũng chính bởi vậy, nguồn nước bề mặt và cả nước ngầm tại nhiều trong vùng dân cư đang bị ô nhiễm nặng nề.
Nguồn nước thải công nghiệp nguy hại như thế nào?
Nguồn nước thải công nghiệp được chia làm 2 loại là nước thải từ sinh hoạt của cán bộ công nhân viên và nước thải sản xuất.
Nước thải từ sinh hoạt của cán bộ công nhân viên
Trong nguồn nước thải sinh hoạt thường có chứa các hóa chất tẩy rửa, vi sinh vật, vi khuẩn, BOD5 COD, bệnh giun sán, virus. Chúng có thể gây nên các bệnh về da liễu, hệ hô hấp và tiêu hóa cực kỳ nguy hại.
Nước thải sản xuất.
Còn nước thải từ quá trình sản xuất công nghiệp thì mỗi ngành sẽ có đặc tính riêng. Cụ thể
Công nghiệp thực phẩm: Chứa nhiều BOD, chất rắn lơ lửng, các loại thuốc trừ sâu, hormone tăng trưởng, axit hoặc kiềm... Có thể gây đột biến gen, ngộ độc, thậm chí là ung thư.
Nhà máy điện: Sẽ chứa nhiều chất rắn lơ lửng, thủy ngân, chì, selen, Crom, asen, lưu huỳnh... Có nguy cơ ung thư cực kỳ cao.
Chất thải công nghiệp sắt thép: Sẽ tạo ra naphthalene, benzen, xianua, amoniac, phenol, cresols, anthracene... Cùng nhiều chất dầu mỡ động vật, các hạt rắn, axit sulfuric, axit hydrochloric phát sinh do tẩy rửa và xử lý bề mặt kim loại. Các chất này nhẹ có thể gây ngộ độc, bệnh về hô hấp, da, nặng sẽ gây ung thư chết người.
Công nghiệp giấy và bột giấy: Nhiều chất thải TSS, BOD, chloroform, phenol, COD và các chất rắn lơ lửng độc hại.
Dầu công nghiệp: Từ các lĩnh vực như rửa xe, nhà kho nhiên liệu, trung tâm giao thông vận tải.... có chứa nhiều dầu nhờn sơn chất tẩy rửa và hydrocacbon gây hại đến sự sống.
Không chỉ gây hại với con người, các chất thải này còn làm chết các sự sống sinh vật xung quanh. Chính vì vậy, việc xử lý nước thải công nghiệp là rất cấp thiết.
Xử dụng song chắn rác để loại bỏ rác từ bế thu gom. Tại đây, sẽ gắn các thiết bị đo nồng độ pH, SS của nước thải công nghiệp đầu vào.
Bể thu gom
Máy bơm và đồng hồ đo lưu lượng nước thực hiện quy trình bơm chìm nước thải lên hệ thống xử lý. Đồng thời tại đây cũng diễn ra quá trình lắng để lọc đi chất căn có trong nước thải
Lọc rác tinh
Bể lọc rác tinh được bố trí 2 máy bơm với nhiệm vụ giữ lại các phần tử rác có kích thước từ 0.75mm trở lên. Sau đó, nước thải đã được lọc sẽ đi đến bể tách dầu mỡ.
Bể tách dầu mỡ
Đúng như tên gọi, nhiệm vụ của bể chính là tách các phần tử dầu trên mặt nước thải qua hệ thống máng gạt. Các vàng dầu mỡ được thu gom sẽ đưa về bể chứa dầu để xử lý và khử những thành phần độc hại. Lượng nước thải sau khi lọc dầu sẽ đưa qua bể điều hòa.
Bể điều hòa
Bể này được bố trí âm bên dưới, cạnh bể tách dầu. Chúng có hệ thống 2 máy khuấy trộn chìm liên tục hoạt đồng để điều hòa nước thải. Sau đó đưa nước thải đến các bể SBR.
Bể SBR
Đây là một công nghệ xử lý nước thải khu công nghiệp gồm 5 giai đoạn. Đó là cấp nước - cấp nước – sục khi – sục khí - lắng cặn. Trung bình sẽ mất khoảng 6h để xử lý trong bể hiểu khi SBR.
Bể khử trùng
Tại bể, nước thải sẽ được trộn với clorua, vôi (CaOCE) trước khi được xả thải ra môi trường.
Bể chứa bùn
Có dạng phễu, hút bùn từ bể SBR đến. Vfa cuối cùng qua máy ép bùn cùng lượng polymer cần thiết tạo bánh bùn tái chế.
Các câu hỏi thường gặp trong quá trình xử lý nước thải công nghiệp
Chi phí xử lý nước thải công nghiệp gồm những gì, có cao không?
Trả lời:
Chi phí vận hành hệ thống xử lý nước thải công nghiệp sẽ gồm 3 phần:
Chi phí hóa chất
Chi phí sử dụng điện: Tùy công suất của từng thiết bị.
Chi phí nhân công.
Bạn có thể liên hệ với các chuyên gia tại Green theo số 091 337 9880 để được hỗ trợ chi tiết.
Quá trình xử lý nước thải công nghiệp sinh ra nhiều bùn thì xử lý làm sao?
Trả lời:
Thông thường các chất ô nhiễm trong nước thải sẽ được tách ra khỏi nước theo 2 con đường:
Chuyển hóa bay hơi
Giữ lại dưới dạng bùn và mang đi chôn lấp
Do đó việc hệ thống xử lý sinh ra càng nhiều bùn thì chất lượng nguồn nước tái xử dụng càng cao. Để tiết kiệm chi phí thu gom thì nên đầu tư máy ép bùn giảm khối lượng bùn thải bỏ.
Với mỗi ngành, nước thải sẽ khác nhau. Chúng đòi hỏi ta phải chọn những công nghệ xử phù hợp và sáng tạo để quá trình xử lý được hiệu quả nhất. Cũng như đảm bảo được chi phí xử lý sau cùng. Cách tốt nhất cho bạn là liên hệ tới những địa chỉ chuyên gia uy tín như Green chúng tôi để được hỗ trợ nhanh nhất, tiết kiệm nhất. Hãy để Green đồng hành cùng bạn. Chúng tôi tự tin mang lại sản phẩm xử lý nước thải uy tín, chất lượng nhất trên thị trường cho gia đình và doanh nghiệp của bạn.
Thông tin liên hệ:
Trụ sở Hà Nội: Tầng 4, số 57 Lê Quý Đôn, phường Bạch Đằng, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội.