Hiện nay với cuộc sống ngày càng tiên tiến, phát triển thì vấn đề ô nhiễm ngày càng tăng lên theo cấp số nhân. Hàng ngày có hàng nghìn, hàng tấn chất thải, khí thải... đào thải ra môi trường. Mà vấn đề đó không thể giải quyết nhanh trong một hai ngày mà cần rất nhiều thời gian mới xử lý hết được. Vì vậy thực trạng ô nhiễm môi trường tại Việt Nam đang ở mức báo động, bạn đọc có thể tham khảo bài viết dưới đây.
Thực trạng ô nhiễm môi trường tại Việt Nam đang ở mức báo động
Vấn đề ô nhiễm môi trường là vấn đề quan tâm của toàn cầu. Nước ta cũng vậy và nó đang ở mức báo động cao. Các cơ quan, tổ chức đã cố gắng trong việc thực hiện chính sách và pháp luật về bảo vệ môi trường nhưng tình trạng này không có dấu hiệu dừng lại và tiếp tục tăng cao. Với tốc độ công nghiệp hóa và đô thị hóa tăng khá nhanh cùng với đó là sự gia tăng dân số gây áp lực ngày càng nặng nề đối với môi trường của Việt Nam.
Mức độ ô nhiễm môi trường hiện nay
Việt Nam tổng số có hơn 183 khu công nghiệp trong cả nước. Thì có trên 60% khu công nghiệp chưa có hệ thống xử lý nước thải tập trung. Ở các đô thị, chỉ có khoảng 60% - 70% chất thải rắn được thu gom. Cơ sở hạ tầng thoát nước và xử lý nước thải, chất thải chưa thể đáp ứng được các yêu cầu về bảo vệ môi trường. Hầu hết nước thải đều bị nhiễm dầu mỡ, hóa chất tẩy rửa, hóa phẩm nhuộm... chưa được xử lý và đổ thẳng ra các sông, hồ tự nhiên. Các loại khí chưa qua xử lý thải trực tiếp ra môi trường.
Việt Nam được đánh giá là nước có lượng phương tiện di chuyển là xe máy đứng đầu toàn cầu. Vì vậy, hàng ngày chúng ta đã thải ra một lượng khí thải vô cùng lớn. Một số thống kê mà chúng tôi tổng hợp để bạn có thể thấy thực trạng ô nhiễm môi trường hiện nay:
Nhà máy Chế biến Graphite ở Yên Bái hoạt động trở lại. Các chất xả thải ra môi trường chưa được xử lý theo tiêu chuẩn, dẫn tới nguồn nước sinh hoạt và tưới tiêu bị ô nhiễm đến mức không thể sử dụng được.
Nhà máy Masan ở Bình Dương sản xuất ngành nghề thực phẩm các loại như nước tương, nước mắm, mì ăn liền… trên địa bàn gây ô nhiễm mùi hôi, thối nồng nặc diễn ra kéo dài trong nhiều năm.
Nhà máy xử lý chất thải rắn Đăk Hà gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống cộng đồng.
Có 2 nguyên nhân chính dẫn đến thực trạng ô nhiễm môi trường. Một là do tự nhiên gây ra tác động và hai là do con người. Đây là 2 nguyên nhân chính tác động khiến cho tình trạng ô nhiễm ngày một trầm trọng và tăng cao.
Nguyên nhân do tự nhiên
Một số nơi có núi lửa phun trào, bụi từ núi lửa chảy ra sông, suối, đại dương cũng khiến nguồn nước bị nhiễm chất hóa học gây ảnh hưởng đến nguồn nước.
Xác sinh vật bị phân hủy sẽ trở thành chất hữu cơ ngấm sâu vào đất, nguồn nước ngầm khiến đất và nước bị nhiễm bẩn.
Mưa nhiều trên những vùng núi gây ra sự xói mòn, sạt lở khiến chất lượng đất bị ảnh hưởng.
Một số nơi có nồng độ hòa tan muối khoáng điều này chứng tỏ đất bi nhiễm các chất có hại như Flour, kim loại nặng, Asen…rất độc gây hại cho sức khỏe con người.
Nguyên nhân do con người
Sự tác động của con người trong các hoạt động sinh hoạt, sản xuất cộng với chất lượng cuộc sống ngày được nâng cao. Điều đó là nguyên nhân chính khiến môi trường sống của chúng ta ngày càng tệ đi.
Đầu tiên phải nói đến ý thức của người dân Việt Nam. Rác thải được vứt một cách bừa bãi, không phân loại rác thải. Các cơ quan, tổ chức vẫn thờ ơ trong việc người dân vứt rác bừa bãi.
Rác thải sinh hoạt, rác thải công nghiệp chưa được xử lý đúng cách, thải trực tiếp ra sông suối, ao hồ. Do chất thải sinh hoạt, phân từ con người, nước rửa của các nhà máy đường, giấy…thải ra luôn mà không qua hình thức xử lí gì hết
Cuộc sống con người hiện đại phát triển, ngày càng được nâng cao. Các đô thị mọc lên ngày càng nhiều khiến nguồn tài nguyên bị khai thác quá mức gây ra bão, lũ lụt nhiều.
Các công ty, xí nghiệp thải trực tiếp khí thải ra ngoài không khí mà không qua sử lý.
Giải pháp khắc phục
Nhà nhà, người người cần tuyên truyền, truyền tải những thông tin, kiến thức và tầm quan trọng về các vấn đề ô nhiễm môi trường với mọi người. Để họ có thể hiểu rõ hơn về vấn đề cấp bách này
Tích cực kêu gọi người dân trồng cây xanh. Tổ chức các phong trào, trò chơi liên quan đến dọn rác thải ở khu bãi biển, ao, hồ, sông,…
Hạn chế sử dụng các hóa chất, thuốc trừ sâu gây hại cho đất và mạch nước ngầm.
Cần có nhiều biện pháp răn đe, xử lí nghiêm khắc đối với các doanh nghiệp vi phạm hoặc chống đối
Cần để thêm nhiều thùng giác công cộng được phân loại hữu cơ và vô cơ. Đồng thời người dân cũng phải tự ý thức trong việc phân loại rác
Tăng cường kiểm tra, thanh tra các doanh nghiệp về hệ thống xử lí trong doanh nghiệp đó để xử lý kịp thời tránh để lại hậu quả.