Xử lý nước thải trường học là vấn đề cấp thiết hiện nay. Bởi đây là nơi có số lượng người lớn, có thể thải ra ngoài môi trường lượng nước thải cao với tính chất phức tạp. Đặc biệt, đối với những trường học có bếp ăn, nhà ở bán trụ và nội trú. Bài viết dưới đây của các chuyên gia nhà Green Water sẽ giúp bạn tìm hiểu chi tiết hơn về vấn đề này.
Nguồn phát sinh của nước thải trường học
Nước thải trường học được phát sinh từ nhiều nguồn khác nhau. Cụ thể như sau:
Nước thải từ hoạt động sinh hoạt, vệ sinh, ăn uống
Các chất hữu cơ trong nước thải từ trường học từ nhà vệ sinh chủ yếu là cacbon hydrat, protein, lipid... Đây là các chất dễ bị vi sinh vật phân huỷ. Ngoài ra, trong nước thải trường học còn có một lượng lớn chất lơ lửng có khả năng gây bồi lắng cho nguồn tiếp nhận. Các chất dinh dưỡng N,P có nhiều trong nước thải chính là yếu tố gây nên hiện tượng phú dưỡng hoá.
Nước thải này có hàm lượng chất hữu cơ cao (55% - 65% tổng lượng chất rắn). Ngoài ra, còn chứa dầu mỡ khoáng, chất tẩy rửa từ hoạt động nấu ăn.
Nước thải từ hoạt động giặt giũ
Có chứa các chất ô nhiễm có nguồn gốc từ xà phòng, các chất tẩy rửa...
Nước thải từ các phòng thí nghiệm
COD, BOD: sự khoáng hoá, ổn định chất hữu cơ tiêu thụ, ảnh hưởng đến hệ sinh thái môi trường. Nếu ô nhiễm quá mức, điều kiện yếm khí có thể hình thành. Trong quá trình phân huỷ yếm khí có thể sinh ra các thành phần NH3, H2S, CH4.. làm cho nước có mùi hôi thối và làm giảm pH của môi trường.
SS: lắng đọng ở nguồn tiếp nhận, gây điều kiện yếm khí.
Nhiệt độ: Nhiệt độ của nước thải sinh hoạt thường không ảnh hưởng đến đời sống của thuỷ sinh vật nước.
Vi trùng gây bệnh: Gây ra các bệnh lan truyền bằng đường nước như tiêu chảy, ngộ độc thức ăn, vàng da...
Amonia, phospho: Đây là những nguyên tố dinh dưỡng đa lượng. Nếu nồng độ dinh dưỡng quá cao sẽ gây ra hiện tượng phú dưỡng hoá nguồn nước. Sự phát triển bùng phát của các loại tảo làm cho hàm lượng oxi trong nước thấp và đêm. Do đó, gây ngạt thở và chết các vi sinh vật sống trong nước. Trong khi, nồng độ oxi vào ban ngày cũng rất cao do quá trình quang hợp của tảo.
Đặc tính của nước thải
Đặc tính của nước thải trường học như sau:
Phụ thuộc khá nhiều vào quy mô của trường học và số lượng người trong trường.
Chứa hàm lượng chất vô cơ, hữu cơ, chất bài tiết và hoá các chất độc hại.
Thành phần các chất hữu cơ trong nước thải bao gồm: chất béo, protein, hydratcarbon...
Các chất tẩy rửa, vệ sinh từ việc rửa bát đĩa, lau sàn, rửa tay, vệ sinh dụng cụ thí nghiệm...
Nhìn chung, đặc tính của nước thải trường học chứa nhiều thành phần nguy hiểm và cần được xử lý trước khi thải ra môi trường bên ngoài.
Tác hại khi nước thải chưa xử lý
Dễ gây mùi hôi thối. Ảnh hưởng đến tâm lý, sức khoẻ, quá trình học tập và làm việc tại trường học.
Gây phú dưỡng cho nguồn tiếp nhận. Từ đó, ảnh hưởng trầm trọng đến đồi sống sinh vật dưới nước.
Có thể là nguồn phát sinh các căn bệnh nguy hiểm cho con người.
Nhìn chung, nước thải trường học chứa nhiều thành phần nguy hiểm. Nó gây ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường, sức khoẻ con người. Do đó, cần được xử lý trước khi thải ra môi trường bên ngoài.
Thuyết minh hệ thống xử lý nước thải trường học
Xử lý sơ bộ
Nước thải trường học sẽ được tách ra thành nhiều dòng riêng biệt, cụ thể như sau:
Nước thải từ WC sẽ được đưa qua hầm tự hoại và chuyển đến hố thu gom.
Nước thải từ các hoạt động sinh hoạt trong trường học sẽ được đưa tới qua song chắn rác. Tại đây, rác thải có kích thước lớn được loại bỏ. Sau đó, đưa tới hố thu gom.
Nước thải từ nhà ăn sẽ được đưa qua bể tách dầu mỡ. Sau đó, sẽ chuyển đến hố thu gom trong hệ thống xử lý tập trung.
Xử lý thứ cấp
Nước thải từ hố thu gom sẽ nhanh chóng chuyển sang bể điều hoà để được khuấy trộn liên tục.
Bể điều hoà có tác dụng ổn định lưu lượng và tính chất nước thải. Đồng thời, lưu trữ nước khi bảo trì.
Nước thải sau đó sẽ chuyển sang bể MBBR. Kết hợp giữa quá trình màng sinh học và bùn hoạt tính.
Trong bể MBBR cũng diễn ra đồng thời hai quá trình nitrate hoá và denitrate để khử N và P trong bể.
Sau đó, nước thải sẽ được đưa tới bể lắng sinh học để cô đặc bùn hoạt tính. Phần nước phía trong sẽ chảy sang bể khử trùng.
Xử lý khử trùng
Nhiệm vụ chính của bể khử trùng là loại bỏ vi sinh vật gây bệnh trong nước thải. Người ta sẽ châm Chlorine vào trong bể, kết hợp với hai bơm định lượng hoạt động luân phiên. Nước thải trường học sau khi đi qua bể khử trùng sẽ đạt tiêu chuẩn.