Ngành may mặc Việt Nam là ngành công nghiệp truyền thống. Đây cũng là ngành kinh tế mũi nhọn của nước ta. Tuy nhiên, đi kèm với sự hưng thịnh và phát triển của ngành thì vấn đề xử lý nước thải ngành may mặc đang rất được quan tâm. Bởi, nếu không giải quyết nhanh chóng nước thải may mặc sẽ dẫn đến sự ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến cuộc sống và sức khỏe con người. Hãy cùng Green Water đi tìm hiểu quy trình xử lý nước thải ngành may mặc trong bài viết sau đây.
Nước thải sinh hoạt sản sinh ra từ các cơ sở dệt may thường bắt nguồn từ hoạt động tắm giặt, vệ sinh. Nơi đây có một lượng công nhân viên khổng lồ nên nơi đây là nguồn phát sinh nước thải chủ yếu. Nước thải phát sinh nhiều nhất tại khu vực nhà bếp và nhà vệ sinh. Thành phàn ô nhiễm trong nước thải này bao gồm BOD, Photpho, Nito, vi sinh vật gây bệnh...
Nước thải sản xuất được phát sinh trong quá trình sản xuất. Đối với các nhà máy, công ty ngành may mặc theo hình thức gia công đơn giản, hầu như không phát sinh nước thải. Chủ yếu phát sinh trong quá trình tẩy rửa máy móc, dọn dẹp, vệ sinh nhà xưởng... Cơ bản nước thải này không chứa nhiều thành phần độc hại so với các loại nước thải khác.
>> Xem thêm: Hệ Thống Xử Lý Nước Thải Sản Xuất Xi Măng Toàn Diện
Nước thải ngành may mặc có một số đặc trưng cơ bản sau:
Do có nhiệt độ nên nước thải ngành may mặc được thu gom và dẫn về tháp giải nhiệt. Tại đây, chúng làm giảm nhiệt độ nước thải. Bể điều hòa làm nhiệm vụ điều hòa lưu lượng và nồng độ các chất. Do có hệ thống thổi khí mà nước thải trong bể được xáo trộn đều. Đồng thời, bể điều hòa còn có chức năng giải nhiệt cho nước thải.
Nước thải từ bể điều hòa được bơm lên bể phản ứng. Tại đây ta châm hóa chất điều chỉnh pH và hóa chất keo tụ. Mục đích là tạo độ pH thích hợp cho các phản ứng diễn ra. Đồng thời, làm keo tụ các chất ô nhiễm có trong nước để dễ dàng loại bỏ chúng ra khỏi nước thải bể lắng 1. Ở bể tạo bông ta châm polymer và mục đích là để hỗ trợ quá trình keo tụ ở trên. Các bông bùn tạo thành có kích thước lớn hơn, độ liên kết cao hơn, dễ lắng nhờ tác dụng của trọng lực.
Nước thải sau khi trải qua bể lắng 1 sẽ được dẫn về bể MBBR. Bể MBBR là bể sinh học hiếu khí sử dụng các vi sinh vật dính bám, bám trên các giá thể để xử lý nước thải. Hơn thế nữa bể MBBR có khả năng xử lý nước thải tốt hơn bể Aerotank bình thường. Sau đó, nước thải qua bể lắng 2 để loại bỏ lượng bùn sinh học tạo thành. Phần nước trong tràn qua máng răng cua chảy về bể khử trùng.
Nước sau đó sẽ được khử trùng bằng dung dịch NaOCL để loại bỏ vi sinh vật và chảy qua bể trung gian. Từ bể trung gian nước được bơm lên bồn lọc áp lực. Xử lý lần cuối cùng trước khi thải ra nguồn tiếp nhận.
Bùn từ bể lắng 1 và 2 sẽ được thu gom dẫn về bể nén bùn. Bể nén bùn giúp làm giảm độ ẩm của bùn. Sau đó bùn qua máy ép để loại bỏ nước có trong bùn tạo thành bùn khô. Phần bùn khô này sẽ được đem đi xử lý. Phần nước thải từ quá trình xử lý bùn và nước thải sau khi rửa lọc sẽ được dẫn về bể điều hòa để xử lý.
Đây là công nghệ được nhiều người áp dụng bởi những ưu điểm tuyệt vời sau:
>> Xem thêm: Cách Xử Lý Nước Có Độ PH Cao Đơn Giản Và Hiệu Quả
Công ty Green Water cam kết chất lượng nước thải đầu ra đạt tiêu chuẩn quy định quốc gia về nước thải công nghiệp. Bên cạnh đó, công ty còn là đơn vị thi công lắp đặt hệ thống xử lý nước thải ngành may mặc uy tín chuyên nghiệp cho nhiều doanh nghiệp, cơ quan.
Hơn thế nữa, công ty có một đội ngũ chuyên theo dõi, kiểm soát quá trình vận hành của công nghệ xử lý nước thải ngành may mặc. Chúng tôi luôn bảo trì và giải quyết các vấn đề của hệ thống trong suốt thời gian vận hành. Nhân viên công ty luôn hỗ trợ quý khách hàng 24/7. Đáp ứng mọi nhu cầu, giải đáp thắc mắc của khách hàng một cách nhiệt tình, thân thiện và hiếu khách theo tác phong tận tâm, chuyên nghiệp.
Thông tin liên hệ:
Trụ sở Hà Nội: Tầng 4, số 57 Lê Quý Đôn, phường Bạch Đằng, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội.
Chi nhánh HCM: 82 Nguyễn Bá Tuyển – Phường 12 – Q.Tân Bình – Tp.Hồ Chí Minh