Tin tức

Vai Trò Của Bùn Hoạt Tính Trong Xử Lý Nước Thải Y Tế

August 09 2024
53 lượt xem

Bùn hoạt tính là gì và vai trò của bùn hoạt tính trong xử lý nước thải y tế sẽ là những thông tin cần thiết để giúp bạn giải đáp thắc mắc về loại bùn này. Hãy cùng các chuyên gia của Green Water tham khảo thêm thông tin dưới.

Vai Trò Của Bùn Hoạt Tính Trong Xử Lý Nước Thải Y Tế

Khái niệm về bùn hoạt tính

Bùn hoạt tính, còn gọi là bùn vi sinh. Đây là loại bùn được tạo ra từ quá trình xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học. Bùn này chứa nhiều loại vi sinh vật, bao gồm nấm và động vật nguyên sinh. Nó đóng vai trò quan trọng trong việc phân hủy chất hữu cơ trong nước thải. Các vi sinh vật này thường sử dụng các chất hữu cơ có trong nước thải để sinh trưởng và phát triển. Chúng có hiệu quả cao trong việc xử lý nước thải, đặc biệt khi áp dụng công nghệ AAO.

Một số yếu tố ảnh hưởng đến vi sinh vật trong bùn

Chúng ta đều biết rằng sự phát triển của vi sinh vật trong bùn hoạt tính càng nhiều thì hiệu quả xử lý nước thải càng cao. Vậy các yếu tố nào ảnh hưởng đến vi sinh vật trong bùn? Hãy cùng khám phá một số yếu tố sau đây:

Đồ ăn

Vai Trò Của Bùn Hoạt Tính Trong Xử Lý Nước Thải Y Tế

Yếu tố này là đầu tiên và quan trọng nhất. Giống như con người, vi sinh vật cũng cần một môi trường thức ăn phong phú và đa dạng để có thể sinh sôi, phát triển và hoạt động hiệu quả. Nước thải từ các nhà máy, bệnh viện và khu công nghiệp là môi trường lý tưởng cho sự phát triển của vi sinh vật. Trong nước thải này chứa nhiều tạp chất hữu cơ, cung cấp nguồn dinh dưỡng phong phú cho vi sinh vật. Do đó, các nhà máy và bệnh viện thường chọn phương pháp sinh học để xử lý nước thải.

Sự khuấy trộn

Việc khuấy trộn nước trong các bể xử lý như bể hiếu khí; bể thiếu khí và bể kỵ khí giúp tăng cường sự phân tán của bùn hoạt tính. Từ đó cải thiện khả năng tiếp xúc của vi sinh vật với các chất gây ô nhiễm. Quá trình khuấy trộn này sẽ phụ thuộc vào lượng khí có trên bề mặt hoặc công suất khuấy trên thể tích bể khuấy trộn.

Điều chỉnh nhiệt độ

Việc điều chỉnh nhiệt độ cũng là điều cần thiết và nó ảnh hưởng khá nhiều đến sự phát triển của vi sinh vật trong bùn. Nhiệt độ quá cao hoặc quá thấp sẽ làm ảnh hưởng đến tốc độ phát triển của vi sinh vật. Từ đó sẽ khiến tốc độ xử lý nước thải bị ảnh hưởng nhiều.

Độ pH

Nồng độ pH có nhiều mức độ khác nhau; nhưng mức phù hợp nhất để vi sinh vật phát triển là từ 6.0 đến 9.0. Trong khoảng pH này, môi trường sẽ tạo điều kiện thuận lợi nhất cho sự phát triển của vi sinh vật. Vì vậy, cần thường xuyên kiểm tra nồng độ pH trong khu vực xử lý nước thải và đảm bảo rằng nó luôn duy trì trong khoảng từ 6.0 đến 9.0.

Một số chất dinh dưỡng và các độc tố khác

Các chất dinh dưỡng quan trọng trong nước thải là Nitơ và Photpho. Hai loại chất này rất có lợi cho sự sinh trưởng và phát triển của vi sinh vật; vì chúng thúc đẩy quá trình trao đổi chất và giúp quá trình phát triển diễn ra nhanh hơn. Chúng ta cần thường xuyên kiểm tra tỷ lệ BOD5 so với Nitơ và Photpho để đánh giá chất lượng nước thải.

>> Xem thêm: 7 Yếu Tố Giúp Xử Lý BOD Đạt Hiệu Quả Cao Trong Xử Lý Nước Thải

Vai trò của bùn hoạt tính trong xử lý nước thải y tế

Vai Trò Của Bùn Hoạt Tính Trong Xử Lý Nước Thải Y Tế

Bùn hoạt tính chứa nhiều thành phần như vi sinh vật, vi khuẩn, nấm; côn trùng và động vật nguyên sinh. Những vi sinh vật này có khả năng hấp thụ và oxy hóa các chất hữu cơ trong nước thải. Trong bùn vi sinh, vi khuẩn đóng vai trò quan trọng trong quá trình phân hủy chất hữu cơ và cũng chiếm phần lớn trong thành phần của bùn vi sinh.

Bên trong bùn hoạt tính có chứa các nhóm vi khuẩn là:

  • Alcaligenes – Achromobacter

  • Arthrobacter Bacillus

  • Cytophaga – Flavobacterium

  • Pseudomonas – Vibrio aeromonas

  • Achromobacter

  • Pseudomonas

  • Enterobacteriaceae

Ngoài ra còn có hỗn hợp vi khuẩn khác như: E Coli, Micrococcus.

Mỗi nhóm vi khuẩn có các tính chất, thành phần và tác dụng riêng biệt. Tùy vào loại chất hữu cơ có trong nước thải và điều kiện môi trường phù hợp. Chúng sẽ phát triển tối ưu và hỗ trợ hiệu quả cho quá trình xử lý nước thải.

Quy trình hình thành vai trò của bùn hoạt tính

Bùn hoạt tính chứa nhiều thành phần như vi sinh vật, vi khuẩn, nấm, côn trùng và động vật nguyên sinh. Những vi sinh vật này có khả năng hấp thụ và oxy hóa các chất hữu cơ trong nước thải. Trong số đó, vi khuẩn đóng vai trò chính trong quá trình phân hủy chất hữu cơ và cũng chiếm phần lớn trong thành phần của bùn hoạt tính.

Tế bào vi khuẩn gồm 80/20 là nước/chất khô. Chất khô chủ yếu là hữu cơ

Các giai đoạn tăng trưởng của sinh khối

Quá trình tăng trưởng của sinh khối được chia làm 4 giai đoạn chính

  • Giai đoạn tăng trưởng chậm

Đây là thời gian để vi khuẩn thích nghi với điều kiện của môi trường sống. Chúng sẽ bắt đầu tìm hiểu và thích nghi

  • Giai đoạn tăng sinh khối theo Logarit

Quá trình trao đổi chất và tăng trưởng của vi khuẩn phụ thuộc vào khả năng xử lý chất nền của vi khuẩn

  • Giai đoạn tăng trưởng chậm dần

Tốc độ tăng sinh khối giảm dần do chất dinh dưỡng của môi trường cạn kiệt.

  • Giai đoạn hô hấp nội bào

Nồng độ các chất dinh dưỡng cho tế bào cạn kiệt, vi khuẩn phải thực hiện trao đổi chất bằng chính các nguyên sinh chất có trong tế bào. Sinh khối giảm dần do chất dinh dưỡng còn lại trong tế bào đã chết tản ra ngoài để cấp cho tế bào sống.

>> Xem thêm: Tìm Hiểu Chi Tiết Về Vai Trò Của Bể Hiếu Khí Trong Xử Lý Nước Thải

Kết luận

Trên đây là chia sẻ của Green Water về vai trò của bùn hoạt tính trong xử lý nước thải y tế. Nếu bạn có thắc mắc hoặc nhu cầu xây dựng hệ thống xử lý nước hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn bởi các chuyên gia.

Thông tin liên hệ:

CÔNG TY TNHH GREEN

Trụ sở Hà Nội: Tầng 2 Tòa J, 226 Vạn Phúc, phường Liễu Giai, quận Ba Đình, Hà Nội

  • Điện thoại: 024 3514 8260

  • Hotline: 032 844 8880

  • Email: admin@greenwater.com.vn

Chi nhánh HCM: 82 Nguyễn Bá Tuyển - Phường 12 - Q.Tân Bình - Tp.Hồ Chí Minh

  • Hotline: 0931 112 900

  • Email: admin@greenwater.com.vn

Comments