Tin tức

Xử Lý Nước Thải Có Chứa Kim Loại Nặng Cho Doanh Nghiệp

January 11 2022
720 lượt xem

Kim loại nặng gây ra tình trạng ô nhiễm môi trường, từ đó mang đến hậu quả nghiêm trọng đối với cuộc sống, nhất là sức khỏe của con người. Vì vậy, những phương pháp xử lý nước thải có chứa kim loại nặng là rất cần thiết cho các doanh nghiệp. Để hiểu thêm về kim loại nặng và các hệ thống xử lý nước thải cho doanh nghiệp, hãy theo dõi bài viết dưới đây.

Xử Lý Nước Thải Có Chứa Kim Loại Nặng Cho Doanh Nghiệp
Xử Lý Nước Thải Có Chứa Kim Loại Nặng Cho Doanh Nghiệp

Kim loại nặng là gì?

Kim loại có khối lượng riêng lớn hơn 5g/cm3 gọi là kim loại nặng. Nó có số nguyên tử cao và thường thể hiện tính kim loại ở nhiệt độ phòng. Kim loại nặng được chia làm 3 loại:

  • Các kim loại độc: Hg, Cu, Ni, Cr, Zn, As, Pb, Sn,...
  • Những kim loại quý: Ru, Au, Pt, Au, Pd,...
  • Các kim loại phóng xa: Am, Th, U, Ra,...

Kim loại sẽ không có hại nếu ở dạng nguyên tố, nhưng khi chúng tồn tại ở dạng ion thì lại rất có hại cho sức khỏe của con người.

>> Xem thêm: Ảnh Hưởng Môi Trường Nghiêm Trọng Bởi Ô Nhiễm Nước Công Nghiệp

Những tác hại của nước chứa kim loại nặng chưa qua xử lý

  • Khi sử dụng nước có chứa kim loại nặng sẽ gây ra tình trạng rối loạn quá trình trao đổi chất trong cơ thể. Quá trình bài tiết và hấp thu dưỡng chất cũng sẽ trở nên khó khăn hơn. Từ đó làm kìm hãm sự phát triển và tăng trưởng của cơ thể.
  • Làm rối loạn tim mạch, rối loạn tiêu hóa, rối loạn chức năng hệ thống thần kinh...4
  • Nếu tiếp xúc qua da còn làm kích ứng da. Tích tụ lâu dài sẽ gây viêm da, các bệnh về da,...
  • Đôi với động vật và các vi sinh vật gần khu vực: các bệnh về đột biến.
Xử Lý Nước Thải Có Chứa Kim Loại Nặng Cho Doanh Nghiệp
Nước nhiễm chì rất có hại đối với đời sống, đặc biệt là sức khỏe của con người

Một số phương pháp xử lý nước thải có chứa kim loại nặng trong nước

Phương pháp sinh học

Phương pháp sinh học là phương pháp sử dụng những vi sinh vật đặc trưng. Các vi sinh vật này thường chỉ xuất hiện trong môi trường bị ô nhiễm kim loại nặng, đồng thời có khả năng tích lũy kim loại nặng trong cơ thể. Phần lớn, những vi sinh vật được sử dụng là nấm, tảo, vi khuẩn,..

Ngoài ra, còn một số loài thực vật sống trong môi trường ô nhiễm kim loại nặng cũng có khả năng hấp thu và tách những kim loại độc hại như: cây thơm ổi, cải xoong, cây dương xủ, cỏ vetiver... Thực vật có nhiều phản ứng khác nhau trong sự có mặt của những ion kim loại ở môi trường.

Cơ chế hấp thụ kim loại nặng ở vi khuẩn:

  • Giai đoạn 1: Các kim loại nặng được tích tụ lại và sinh sối, làm giảm nồng độ các kim loại nặng ở trong nước.
  • Giai đoạn 2: Sau quá trình phát triển ở mức tối đa sinh khối, các vi sinh vật thường lắng dưới đáy hoặc kết thành mảng nổi lên trên bề mặt. Do đó cần phải lọc hoặc thu sinh khối ra khỏi môi trường nước.

Ưu điểm:

  • Giá thành thấp.
  • Xử lý được kim loại nặng ở mức độ cao.

Nhược điểm:

  • Sinh khối phát sinh chứa kim loại nặng sẽ khó để xử lý.
  • Diện tích mặt bằng lớn.

Phương pháp trao đổi ion

Phương pháp trao đổi ion - việc sử dụng ionit là nhựa tổng hợp, các chất cao phân tử có hidrocacbon là gốc cùng với nhóm chức năng trao đổi ion. Quá trình trao đổi ion được tiến hành trong cột Anionit và Cationit. Những vật liệu nhựa này được phép thay thế mà không làm thay đổi tính chất của dung dịch. Đồng thời cũng không làm hòa tan hoặc biến mất đi.

Ion âm hay dương cố định trên gốc này đẩy ion cùng dấu có ở dung dịch làm thay đổi số lượng tải toàn bộ có trong chất lỏng trước khi trao đổi.

Xử Lý Nước Thải Có Chứa Kim Loại Nặng Cho Doanh Nghiệp
Quá trình trao đổi ion được tiến hành trong cột Anionit và Cationit

Ưu điểm:

  • Dễ dàng, đơn giản trong cách thực hiện.
  • Khả năng trao đôit ion lớn và có hiệu quả xử lý cao.
  • Có khả năng thu hồi những kim lại có giá trị.
  • Không tạo ra chất thải thứ cấp.

Nhược điểm: Cho phí cao.

Phương pháp kết tủa hóa học

Phương pháp kết tủa hóa học được dựa trên phản ứng hóa học giữa các kim loại cần tách với chất đưa vào nước thải. Ở độ pH thích hợp sẽ tạo thành hợp chất kết tủa, đồng thời được tách ra khỏi nước bằng phương pháp lắng.

Phương pháp kết tủa dưới dạng hydroxit bằng cách trung hòa đơn giản những chất thải axit thường được sử dụng nhất. Tất cả các kim loại có độ pH kết tủa không trùng nhau, ta tìm ra một vùng pH tối ưu, có giá trị từ 7 - 10.5 tùy theo giá trị cự tiểu cần tìm để có thể loại bỏ kim loại mà không gây ra độc hại. Phương trình tạo kết tủa như sau: Mn+ +Am- = MnAn

Ưu điểm:

  • Đơn giản, dễ dagf trong cách thực hiện.
  • Hiệu quả xử lý nước cao.
  • Có thể xử lý được ở quy mô lớn.

Nhược điểm:

  • Tạo ra bùn thải kim loại.
  • Với nồng độ kim loại cao thì không xử lý triệt để.

>> Xem thêm: Top 3 Đèn Khử Trùng UV C Đáng Mua Nhất Hiện Nay

Tổng kết

Bài viết trên đã chia sẻ đến bạn những tác hại cùng với các phương pháp để xử lý nước thải có chứa kim loại nặng. Hy vọng có thể giúp cho bạn tìm và lựa chọn được biện pháp xử lý nước phù hợp nhất.

Trên thị trường hiện nay, có nhiều cơ sở cung cấp giải pháp xử lý nước thải. Tuy nhiên, không phải đơn vị nào cũng đảm bảo chất lượng. Nếu bạn đang tìm địa chỉ cung cấp giải pháp xử lý nước thải uy tín, hãy liên hệ với chúng tôi. Hãy để Green đồng hành cùng bạn. Chúng tôi tự tin mang lại sản phẩm uy tín, chất lượng nhất trên thị trường cho gia đình bạn.

Thông tin liên hệ:

Trụ sở Hà Nội: Tầng 4, số 57 Lê Quý Đôn, phường Bạch Đằng, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội.

Chi nhánh HCM: 82 Nguyễn Bá Tuyển – Phường 12 – Q.Tân Bình – Tp.Hồ Chí Minh

Comments