Tin tức

Ý Nghĩa Của Chỉ Số BOD Trong Xử Lý Nước Thải

July 28 2024
198 lượt xem

Chỉ số BOD xác định lượng oxy hòa tan (DO) cần thiết của các sinh vật sinh hiếu khí để phân hủy vật chất hữu cơ trong 1 điều kiện xác định. Đây là 1 chỉ số quan trọng trong việc xử lý nước thải. Vậy hãy cùng Green tìm hiểu về chỉ số BOD qua bài viết dưới đây nhé.

Ý Nghĩa Của Chỉ Số BOD Trong Xử Lý Nước Thải

Chỉ số BOD là gì?

Trong nước ao hồ sông suối, tồn tại một chỉ số gọi là BOD, viết tắt của Biochemical (hoặc Biological) Oxygen Demand. Nó thể hiện nhu cầu oxy hóa sinh học của môi trường. Chỉ số này đo lường lượng oxy mà vi sinh vật tiêu thụ khi phân hủy các chất hữu cơ trong một mẫu nước cụ thể; ở nhiệt độ nhất định và trong khoảng thời gian xác định.

Mặc dù nồng độ oxy hòa tan trong nước rất thấp, chỉ khoảng 10 phân tử oxy đối với mỗi triệu phân tử nước; nhưng đây lại là một tỉ lệ cân bằng quan trọng trong tự nhiên. Sự có mặt của oxy là yếu tố quyết định sự sống của các sinh vật thủy sinh dưới nước.

Ý nghĩa của chỉ số BOD

Chỉ số BOD được sử dụng để đo lường mức độ phân hủy của các chất hữu cơ trong môi trường nước. Nó cho phép đánh giá chất lượng nước trong một khu vực dựa trên nồng độ oxy hòa tan trong đó. Mục đích chính của việc sử dụng chỉ số BOD là để đánh giá tác động của các chất hữu cơ đối với nồng độ oxy hòa tan; mà vi sinh vật cần để sinh sống. Trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt hoặc ô nhiễm nguồn nước.

Việc phân tích chất lượng nước thông qua chỉ số BOD giúp xác định mức độ ảnh hưởng của vi khuẩn; vi sinh vật trong quá trình tiêu thụ oxy để phân hủy chất hữu cơ. Chỉ số này đóng vai trò quan trọng trong đánh giá và xử lý nước thải; đặc biệt là trong việc xử lý các chất thải hữu cơ. Quá trình phân hủy các chất hữu cơ bởi vi sinh vật diễn ra thông qua các phản ứng hóa học như sau:

Chất hữu cơ + O2 → CO2 + H2O + tế bào mới + sản phẩm trung gian

Các thông số BOD một số loại nước hiện nay như sau:

  • Nước thải sinh hoạt: từ 100-200mg/l.

  • Nước thải chế biến thủy sản: 2000-5000mg/l.

  • Nước thải sản xuất bia: 800-2000mg/l.

  • Nước thải nhà máy giấy: 2000-3000mg/l.

  • Nước thải dệt nhuộm : BOD 500-3000mg/l

>> Xem thêm: TDS Là Gì? Chỉ Số TDS Trong Nguồn Nước Gia Đình

Cách xác định BOD trong nước thải

Ý Nghĩa Của Chỉ Số BOD Trong Xử Lý Nước Thải

Căn cứ vào đại lượng BOD có thể đánh giá được mức độ nhiễm bẩn của nước thải và nguồn nước bởi các chất hữu cơ (ở dạng keo, hòa tan và lơ lửng không lắng được). BOD càng lớn thì nước thải (hoặc nước nguồn) bị nhiễm bẩn hữu cơ càng cao và ngược lại.

BOD5 được xác định bởi lượng oxy tiêu thụ sau 5 ngày nuôi cấy ở nhiệt độ 20 độ C. Mẫu thử được tiêu chuẩn hóa và tất nhiên phải có vi sinh vật; trong đó như nước thải sinh hoạt, nước sông, nước ở nhà máy.

Thời gian cần thiết để thực hiện quá trình oxy hóa sinh hóa phụ thuộc vào nồng độ bẩn của nước thải. Thời gian đó có thể là 1,2,3,5..., 20 ngày đêm hoặc lâu hơn. Tuy nhiên, mức độ oxy hóa các chất hữu cơ không đều theo thời gian. Thời gian đầu, quá trình oxy hóa xảy ra với cường độ mạnh hơn và sau đó giảm dần.

Để kiểm tra quá trình làm việc của các công trình xử lý nước thải, người ta thường dùng BOD5. Oxy hóa là một quá trình diễn ra chậm. Về lý thuyết, quá trình diễn ra trong khoảng thời gian vô định để hoàn thành phản ứng đến cùng. Với khoảng thời gian 20 ngày sẽ oxi hóa được khoảng 95 - 99% lượng chất hữu cơ chứa cacbon. Với khoảng thời gian 5 ngày, tức là xác định BOD5, sẽ oxy hóa được 60 - 70% lương chất hữu cơ. Đối với nước thải sinh hoạt: BOD5 = 0,68 BOD20.

BOD20 của nước thải sinh hoạt phụ thuộc vào tiêu chuẩn thoát nước. Tiêu chuẩn thoát nước càng cao thì BOD20 của nước thải càng nhỏ.

Phương pháp thử nghiệm BOD

Phương pháp đo lường chỉ số BOD sẽ được tiến hành bằng cách:

  • B1: Thu thập một mẫu nước thử vừa đủ từ nguồn nước tương ứng.

  • B2: Hòa mẫu thử cùng với một lượng nước đã bão hòa. Cho thêm vào mẫu một lượng xác định vi sinh vật cần thiết.

  • B3: Thực hiện đo lượng oxy hòa tan trong nước rồi tiến hành đậy nắp. ­Mục đích đậy nắp là để ngăn không cho oxy tiếp tục đi vào và hòa tan trong nước.

  • B4: Giữ mẫu thử ở trong bóng tối với nhiệt độ thường là 20 độ C nhằm tránh hiện tượng làm tăng oxy dự kiến ban đầu trong vòng 5 ngày.

  • B5: Sau 5 ngày đo lại lượng oxy hòa tan. Chỉ số BOD chính là sự chênh lệch giữa lượng oxy hòa tan ban đầu với lượng oxy đo được sau thí nghiệm.

Những điều cần lưu ý khi xác định chỉ số BOD

Ý Nghĩa Của Chỉ Số BOD Trong Xử Lý Nước Thải

Khi xác định nó trong nước thải có nhiều yếu tố cần lưu ý. Dưới đây là một số vấn đề bạn nên quan tâm:

  • Mẫu tránh tiếp xúc với không khí

  • Nếu mẫu nước ô nhiễm nặng thì cần pha loãng

  • Duy trì điều kiện môi trường thích hợp như độ pH, nhiệt độ, loại bỏ các chất độc hại.

  • Bổ sung dinh dưỡng như Nito, Photpho

>> Xem thêm: Chỉ Số DO, BOD, COD, TSS Là Gì? Phương Pháp Xác Định Số

Kết luận

Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp người đọc hiểu hơn về ý nghĩa của chỉ số BOD trong xử lý nước thải. Green Water rất hoan nghênh mọi ý kiến đóng góp từ các bạn đọc. Nếu bạn đang tìm địa chỉ cung cấp các giải pháp xử lý nước thải uy tín, giá tốt, hãy liên hệ với chúng tôi. Hãy để Green đồng hành cùng bạn. Chúng tôi tự tin mang lại sản phẩm uy tín, chất lượng nhất trên thị trường cho gia đình bạn.

Thông tin liên hệ:

CÔNG TY TNHH GREEN

Trụ sở Hà Nội: Tầng 2 Tòa J, 226 Vạn Phúc, phường Liễu Giai, quận Ba Đình, Hà Nội

  • Điện thoại: 024 3514 8260

  • Hotline: 032 844 8880

  • Email: admin@greenwater.com.vn

Chi nhánh HCM: 82 Nguyễn Bá Tuyển - Phường 12 - Q.Tân Bình - Tp.Hồ Chí Minh

  • Hotline: 0931 112 900

  • Email: admin@greenwater.com.vn

Comments