Tin tức

Biệp Pháp Xử Lý "Tận Gốc" Nguồn Nước Nhiễm Chì

November 10 2022
241 lượt xem

Hiện nay, nguồn nước cấp sinh hoạt cho người dân chưa được đảm bảo về chất lượng. Song song với đó, nguồn nước sạch mà con người đang sử dụng được cung cấp từ các nhà máy nước sạch. Tuy nhiên, các thiết bị xử lý nước thải được làm từ các kim loại trong đó có chì theo thời gian làm nguồn nước nhiễm chì. Hiểu được tác hại nghiêm trọng của nước nhiễm chì với sức khoẻ con người, Green Water đưa ra các biện pháp xử lý tận gốc để bảo vệ sức khoẻ con người.

Tác hại của nước nhiễm chì

  • Nước nhiễm chì được lưu giữ trong mô, máu và xương. Nếu nó tồn tại trong răng, xương, tóc, móng tay sẽ ít gây hại hơn.
  • Trẻ em khi uống nước nhiễm chì sẽ ảnh hưởng đến hệ thần kinh trung ương, ngoại vi, suy giảm thính giác. Nặng nề hơn có thể gây co giật, hôn mê hoặc gây tử vong.
  • Đối với phụ nữ mang thai, nước nhiễm chì là nguyên nhân khiến thai nhi chậm phát triển. Mẹ bầu có nguy cơ sinh non.
  • Đối với người trưởng thành sẽ tác động trực tiếp tăng huyết áp, tim mạch, suy giảm chức năng của thận. Do đó, nó ảnh hưởng đến khả năng sinh sản.
Biệp Pháp Xử Lý
Nước nhiễm chì ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ con người

>> Xem thêm: Giải Pháp Nào Để Xử Lý Nước Thải Sinh Hoạt Gia Đình?

Phương pháp xử lý nước thải nhiễm chì

Nguồn nước nhiễm chì có ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ. Vì vậy, bạn cần có phương pháp xử lý hợp lý và triệt để. Dưới đây là các phương pháp xử lý nước nhiễm chì được ứng dụng nhiều nhất hiện nay.

Sử dụng máy cất nước

Phương pháp sử dụng máy cất nước có khả năng loại bỏ chì hiệu quả hơn so với các thiết bị khác. Với cách này bạn phải xử lý nước đun sôi, hơi nước ngưng tự và được thu về bình chứa của thiết bị.

Trong quá trình đun sôi nước, các tạp chất, chất bẩn ô nhiễm được giữ lại trong thiết bị. Phần nước ngưng tự được xem là phần nước sạch nên sẽ được giữ lại hoàn toàn.

Tuy nhiên, bạn cũng nên cân nhắc khi sử dụng thiết bị này vì chi phí vận hành của nó cao hơn khi sử dụng một lượng điện lớn.

Sử dụng phương pháp kết tủa hoá học

Để phương pháp kết tủa hoá học được diễn ra thuận lợi, bạn cần sử dụng chất xúc tác để tạo phản ứng trực tiếp với kim loại cần tách. Đồng thời, nồng độ pH sẽ được điều chỉnh ổn định tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình kết tủa diễn ra.

Tiếp theo, giai đoạn lọc trực tiếp sẽ loại bỏ hoàn toàn bông bùn hoạt tính đã hình thành trước ra khỏi nước nhờ tác dụng của trọng lực. Xử lý nước thải nhiễm chì bằng phương pháp kết tủa rất khó thực hiện hầu như chỉ được thực hiện tại các cụm công nghiệp, khu công nghiệp hoặc tại các trạm xử lý có quy mô lớn.

Sử dụng phương pháp trao đổi ion

Cách này thường sử dụng vật liệu có tích hợp chất rắn không hoà tan với sự tồn tại của các ion có khả năng trao đổi với các ion chì trong nước.

Theo kinh nghiệm xử lý nước thải nhiễm kim loại nặng, khi nồng độ pH nằm trong khoảng từ 10 hoặc lớn hơn là lúc phương pháp trao đổi ion hiệu quả xử lý cao hơn. Bởi, chì lúc này tồn tại dưới dạng điện tích âm. Sau đó, chì sẽ được giữ lại trên bề mặt vật liệu trao đổi ion.

Sử dụng phương pháp lọc RO

RO là phương pháp lọc với màng thẩm thấu ngược với nhiều lỗ lọc có kích thước nhỏ. Các lỗ lọc này có tác dụng giữ lại các tạp chất, loại bỏ chất hữu cơ, chất vô cơ và cả chì. Với hiệu quả xử lý như vậy, RO thường được ứng dụng lọc nước trong các hệ thống dây chuyền sản xuất công nghiệp, xí nghiệp, nhà máy.

Biệp Pháp Xử Lý
Máy lọc nước RO mang lại nguồn nước tinh khiết 99,9%

Sử dụng phương pháp oxy hoá - khử

Theo chúng ta biết, nước thải nhiễm kim loại nặng sẽ không được xử lý bằng vi sinh vật. Bởi, vi sinh vật không có khả năng hoàn toàn hàm lượng kim loại trong nước thải. Do cách này mà sulfat được khử hoàn toàn, oxy hoá hợp chất hữu cơ như actate, lactat, methanol nhằm tạo ra ion sulfide như HS, H2S, S2. Loại vi khuẩn thường được sử dụng là vi khuẩn khử sulfate (KFS).

Sau đó, các ion sulfide này trực tiếp phản ứng với các kim loại hoà tan độc hại khác. Bao gồm có cả chì dưới dạng sulfide bền vững.

>> Xem thêm: Quy Trình Xử Lý Nước Thải Y Tế Hiện Đại, Hiệu Quả Nhất Hiện Nay

Sử dụng phương pháp hấp thụ

Phương pháp hấp thụ này thường sử dụng các tấm vật liệu có bề mặt xốp. Các vật liệu có khả năng này thường là than bùn, than hoạt tính, oxit sắt, oxit mangan, tro xỉ. Hoặc các vật liệu từ polyme sinh học và hoá học.

Bài viết trên đã cung cấp các thông tin hữu ích nhằm giúp người dân chủ động hơn trong việc đối phó công tác xử lý nước nhiễm chì. Nếu có bất kỳ thắc mắc đừng quên liên hệ ngay với Green Water.

Trên thị trường hiện nay có rất nhiều cơ sở cung cấp bộ lọc nước thô đầu nguồn. Tuy nhiên, không phải đơn vị nào cũng đảm bảo chất lượng. Nếu bạn đang tìm địa chỉ cung cấp các giải pháp xử lý nước thải uy tín, giá tốt, hãy liên hệ với chúng tôi. Hãy để Green đồng hành cùng bạn. Chúng tôi tự tin mang lại sản phẩm uy tín, chất lượng nhất trên thị trường cho gia đình bạn.

Thông tin liên hệ:

Trụ sở Hà Nội: Tầng 4, số 57 Lê Quý Đôn, phường Bạch Đằng, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội.

Chi nhánh HCM: 82 Nguyễn Bá Tuyển – Phường 12 – Q.Tân Bình – Tp.Hồ Chí Minh

Comments
call