Bình áp máy lọc nước là gì? Đây là bộ phận quan trọng trong máy lọc nước. Tuy nhiên, rất nhiều người không hiểu rõ về thiết bị này là gì, chức năng, cấu tạo của chúng ra sao. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn cái nhìn chi tiết nhất về bình áp máy lọc nước.
Bình áp máy lọc nước là bộ phận không thể thiếu trong hệ thống máy lọc nước. Thực chất bộ phận này có chức năng để chứa nước và duy trì áp lực của nước. Nước tinh khiết được chảy trực tiếp từ máy lọc nước này rất đặc biệt tạo ra áp suất trong bình chứa máy lọc nước. Từ đó, xuất hiện áp lực để đẩy nước ra ngoài.
Đa phần, các thiết bị này có hình trụ. Chúng được sơn màu xanh hoặc màu trắng với dung tích khoảng 10 - 15 lít. Bình áp máy lọc nước thường được chế tạo từ nhựa cao cấp hoặc kim loại. Ngoài ra, chúng không chứa các chất độc hại để đảm bảo an toàn cho người sử dụng.
Vai trò của chúng là nơi dự trữ nước và tạo áp lực cho nước nên khi bình áp bị trục trặc, máy lọc nước thường gặp tình trạng chảy ra nếu không có nước hoặc nước yếu.
>> Xem thêm: Tìm Hiểu Về Máy Lọc Nước Tổng Cho Căn Hộ Chung Cư
Mỗi thương hiệu trên thị trường sẽ có thiết kế bình áp máy lọc nước khác nhau. Tuy nhiên, thông thường cấu tạo bình áp máy lọc nước cơ bản như sau:
Bình áp là một bình rỗng, bên trong co bóng cao su chứa khí. Phía bên trên của bóng cao sư là bóng chứa nước. Phía trên đỉnh của bình áp sẽ có một lỗ để dẫn nước ra và vào khỏi bình. Trên thân bình thường sẽ có một chốt. Chốt này chính là van khí. Bạn hình dung nó giống van xe đạp. Khi bạn bơm khí vào bình khi cần qua van này.
Như đã chia sẻ trên, bình áp có vai trò dự trữ nước như đẩy nước ra khỏi bình khi bạn mở vòi.
Khi rỗng, áp suất bình áp máy lọc nước thường dao động trong khoảng từ 5 đến 10 psi. Khi nguồn nước được đưa vào bình, quả bóng cao sư trong bình luôn có cơ chế đẩy nước và luôn được bơm căng. Do đó, tạo ra áp suất cho bình chứa máy lọc nước. Áp suất bình lọc nước sẽ dần tăng lên khi nước được đưa vào bình. Khi bình đủ nước, hệ thống sẽ tự dộng đóng van áp cao và máy bơm sẽ không hoạt động nữa.
Khi bạn mở vòi, bóng cao sư sẽ giãn to ra, đẩy nước qua các lõi lọc ra ngoài và ra sau. Khi đó, áp suất trong bình cũng giảm. Nước sẽ tiếp tục được đưa từ hệ thống lọc vào bình áp để đổ đầy bình, bù lại áp suất hao hụt do phần nước đã được lấy đi. Khi nước vào bình đủ làm cho áp suất đạt ngưỡng cần thiết, van sẽ tự động đóng lại. Cứ như vậy, bình áp điều chỉnh áp suất của hệ thông và điều phối nước vào - ra.
Bên cạnh đó, với vai trò dự trữ nước, dung tích từ 10 lít có thể đáp ứng cho người dùng ngay cả khi mất điện.
Như đã chia sẻ ở trên, bên trong bình áp có quả bóng cao su chứa khí. Sau thời gian sử dụng, quả bóng khí sẽ dần xẹp xuống, thường từ sau 18 - 24 tháng. Khi quả bóng khí này xẹp xuống sẽ kéo theo tốc độ nước chảy ra từ vòi ít và chậm.
Nếu xuất hiện hiện tượng chảy nhiều, nhiều khả năng cấu tạo là do bình áp. Khi đó, bạn có thể tháo bình áp ra và cân. Nếu trọng lượng dưới 20kg thì có nghĩa là quả khí bên trong bị xẹp. Bạn sẽ tiến hành lấy bơm xe đạp để bơm khí vào bình áp qua van khí đã trình bày bên trên. Lưu ý: bạn chỉ cần bơm lượng nhỏ từ 2 - 3 lần, tránh bơm nhiều quá. Quá căng có thể làm nổ bóng. Nếu bạn đã bơm khí mà bình áp vẫn không có áp lực thì có thể bình đã hỏng, cần phải thay mới.
>> Xem thêm: Lý Do Vì Sao Nên Mua Máy Lọc Nước Trong Gia Đình
Vậy muốn bơm bình áp phải làm như thế nào? Dưới đây là các bước chi tiết bạn có tham khảo:
Bước 1: Bạn khoá nước đầu vào, đồng thời thực hiện tắt nguồn điện.
Bước 2: Khoá van bình áp, rút dây cấp nước cho bình áp và mang bình áp ra phí ngoài.
Bước 3: Mở khó van bình áp cho nước chảy. Đến khi nước ngừng chảy thì kiểm tra bình áp:
Bước 4: Lắp bình áp vào máy lọc nước như lúc ban đầu.
Bài viết trên đây đã cung cấp đầy đủ các thông tin hữu ích về bình áp. Hy vọng, nó sẽ giúp bạn sử dụng hệ thống máy lọc nước một cách tốt nhất. Nếu còn bất kỳ thắc mắc hãy liên hệ với Green Water để được tư vấn và hộ trợ ngay.
Thông tin liên hệ:
Trụ sở Hà Nội: Tầng 4, số 57 Lê Quý Đôn, phường Bạch Đằng, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội.
Chi nhánh HCM: 82 Nguyễn Bá Tuyển – Phường 12 – Q.Tân Bình – Tp.Hồ Chí Minh