BOD, COD, DO, TSS, TDS, tỉ lệ N, P... là những chỉ số nước thải quan trọng nhất. Các doanh nghiệp muốn xử lý nước thải hiệu quả, tối ưu chi phí cần hiểu rõ ý nghĩa của các chỉ số này. Từ đó phân loại hệ thống và tìm được giải pháp tối ưu nhất.
COD là viết tắt của từ Chemical Oxygen Demand. Đây là chỉ số biểu hiện tổng chất hữu cơ có trong nước thải. Chúng cũng thể hiện lượng oxy cần thiết để oxy hóa các hợp chất hóa học trong nước thải. Bao gồm cả chất vô cơ và hữu cơ.
Chỉ số COD được sử dụng rộng rãi để đo gián tiếp khối lượng các hợp chất hữu cơ trong nước thải. Chức năng của COD khá giống với BOD.
>> Xem thêm: Xử Lý Nước Thải Sinh Hoạt Gia Đình Bằng Công Nghệ AAO
BOD là viết tắt của từ Biochemical (hay Biological) Oxygen Demand. BOD phản ánh lượng oxy hòa tan trong nước cho sinh vật để phá vỡ các chất hữu cơ trong nước thải. BOD cũng là lượng oxy hòa tan cần thiết cho sự hô hấp của các sinh vật dưới nước. Điển hình như cá, thủy sinh, vi sinh vật.
Vi khuẩn, chất hữu cơ + O2 --> CO2 + H2O + tế bào mới + sản phẩm trung gian dễ phân hủy, ít có hại.
BOD là kết quả của những hoạt động, chất thải của con người giàu thành phần hữu cơ. Ví dụ như chất thải, nước thải từ chế biến thực phẩm, chất hữu cơ trong cống rãnh. Điều này rất bình thường. Nó giúp nguồn nước có thêm những chất hữu cơ - nguồn thức ăn duy trì sự sống cho các sinh vật dưới nước.
Tuy nhiên, nếu nồng độ BOD quá cao, nguồn nước tj mất cân bằng và bị ô nhiễm. Vì thế người ta xem xét và lấy BOD là chỉ số đánh giá chất lượng nước thải. Các biện pháp giảm BOD trong nước sẽ giúp giảm ô nhiễm nước thải.
Theo quy ước chung, BOD được tính bằng lượng oxy chênh lệch, đơn vị là mg/ lít nước. BOD đặc trưng của một số loại nước như:
TDS là viết tắt của từ "Total Dissolved Solids" và thường được gọi là tổng chất rắn hòa tan. Chúng ta cũng có thể hiểu TDS là tổng lượng ion tích điện. Bao gồm khoáng chất hoặc kim loại hòa tan trong một đơn vị thể tích nước (mg/ L).
Hàm lượng TDS phản ánh độ tinh khiết của nước. Thông số này chủ yếu được áp dụng trong các hệ thống lọc nước nhiều hơn trong xử lý nước thải. Theo nghiên cứu, TDS càng nhỏ thì chứng tỏ nước càng sạch.
DO là viết tắt của từ Dessolved Oxygen. Đây là chỉ số đặc trưng cho lượng oxy hòa tan trong nước cần thiết cho sự hô hấp của các sinh vật thủy sinh. Vì vậy, DO dùng thể đánh giá mức ô nhiễm chất hữu cơ trong nước, ảnh hưởng tới hiệu quả xử lý của hệ thống xử lý nước thải.
Theo nghiên cứu, nồng độ oxy tự do trong nước nằm trong khoảng 8 -10 ppm. Và chúng thường dao động mạnh mẽ phụ thuộc vào nhiệt độ, sự phân hủy hóa chất, sự quang hợp của tảo.
Có 2 phương pháp xác định DO phổ biến được áp dụng hiện nay đó là phương pháp winkler (hóa học) và phương pháp điện cực oxy hòa tan - máy đo oxy.
TSS là viết tắt của thuật ngữ chuyên ngành Turbidity & Suspendid Solids. Chỉ số thể hiện tổng lượng chất rắn lơ lửng trong nước. Chỉ số này thường được xác định bằng máy đo độ đục. Độ đục của nước thì được tạo ra bởi hiện tượng tương tác giữa ánh sáng và các chất lơ lửng trong nước. Ví dụ như cát, đất sét, tảo, các vi sinh vật cũng như các chất hữu cơ trong nước.
Các chất rắn lơ lửng phân tán ánh sáng trong nước. Chúng cũng hấp thụ ánh sáng để phản xạ trở lại với cách thức khác nhau tùy thuộc vào kích thước, hình dáng và thành phần của các hạt lơ lửng. Như vậy, nước các nhiều các tạp chất cát, đất sét, tảo, các vi sinh vật, chất hữu cơ thì chỉ số TSS càng cao. Tức là nguồn nước thải càng đục, càng ô nhiễm.
>> Xem thêm: Xử Lý Nước Thải Là Gì, Tìm Hiểu Phương Pháp Xử Lý Nước Thải
Nito và photpho là hai nguyên tố phổ biến nhất trong nước thải. Chúng thường tồn tại dưới dạng hợp chất nên khá độc hại và khó phân hủy. Trong nước thải, hàm lượng photpho, nito càng lớn thì nước thải càng ô nhiễm nặng. Đây cùng là một trong những nguyên nhân chính gây ra bùng nổ tảo ở một số nguồn nước mặt, gây ra hiện tượng tái nhiễm bẩn sau xử lý và nước có màu, mùi hôi khó chịu.
Xác định tỉ lệ N:P chính xác, phù hợp sẽ giúp hệ thống xử lý nước thải hiệu quả hơn. Đặc biệt với các phương pháp xử lý nước thải sinh học, tỉ lệ này rất quan trọng. Các công nghệ được sử dụng thông dụng nhất có thể kể đến như:
Trên đây là các chỉ số nước thải quan trọng nhất. Các nhà vận hành cần hiểu ý nghĩa của các thông số này, từ đó chọn lựa giải pháp xử lý nước thải phù hợp nhất cho doanh nghiệp của mình.
Trên thị trường hiện nay có rất nhiều cơ sở cung cấp các giải pháp xử lý nước thải. Tuy nhiên, không phải đơn vị nào cũng đảm bảo chất lượng. Nếu bạn đang tìm địa chỉ cung cấp giải pháp xử lý nước thải uy tín, giá tốt, hãy liên hệ với chúng tôi. Hãy để Green đồng hành cùng bạn. Chúng tôi tự tin mang lại sản phẩm uy tín, chất lượng nhất trên thị trường cho gia đình bạn.
Thông tin liên hệ:
Trụ sở Hà Nội: Tầng 4, số 57 Lê Quý Đôn, phường Bạch Đằng, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội.
Chi nhánh HCM: 82 Nguyễn Bá Tuyển – Phường 12 – Q.Tân Bình – Tp.Hồ Chí Minh