Việt Nam ta đang phải đối mặt với tình trạng ô nhiễm môi trường biển và ngày càng nghiêm trọng hơn. Đặc biệt là khi sức éo về dân số và tăng trưởng kinh tế. Trong khi khả năng quản lý còn hạn chế, việc sử dụng các nguồn tài nguyên biển còn chưa hiệu quả. Điều này đã đặt ra nhiều thách thức lớn cả về kinh tế lẫn xa hội, đòi hỏi chúng ta phải có nhận thức và giải pháp thiết thực.
Thực trạng ô nhiễm môi trường biển và các suy thoái biển gia tăng mạnh mẽ
Việt Nam có trên 100 con sông, trong đó khoảng 20% đang ở mức độ ô nhiễm nặng. Điển hình như sông Cầu, sông Đáy, sông Thị Vải... Tất cả các con sông đều đổ ra biển, bao gồm nhiều chất thải đất liền nguy hại. Như chất thải công nghiệp, nông nghiệp, chất thải từ các làng nghề, nước thải sinh hoạt chưa xử lý, hóa chất, rác, phế thải vật liệu xây dựng, tồn dư thuốc trừ sâu...
Do đó, tình trạng ô nhiễm và suy thoái môi trường biển đang gia tăng tỉ lệ thuận với ô nhiễm trên đất liền. Tính chất ngày càng nghiêm trọng của chúng gây ra ảnh hưởng không nhỏ tới môi trường sinh thái. Và nhiều mặt khác của đời sống xã hội con người.
Nguồn chất thải gây ô nhiễm biển quá đa dạng
Theo tiến sỹ Dư Văn Toán, tại Viện Nghiên cứu biển và hải đảo thuộc Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam, vùng biển nước ta có nhiều nguồn ô nhiễm. Bao gồm:
Chất thải từ sinh hoạt, công nghiệp
Theo nghiên cứu, 70% chất gây ô nhiễm biển là từ chất thải sinh hoạt và hoạt động công nghiệp trên đất liền. Chúng đi theo sông ngòi đổ ra biển. Báo cáo hiện trạng môi trường của Bộ Tài nguyên và Môi trường cho thấy, hàng năm sẽ có 880km3 nước và 270-300 triệu tấn phù sa, kéo theo nhiều chất ô nhiễm đổ ra biển. Ví dụ như: Các chất hữu cơ, kim loại nặng và nhiều chất độc hại khác từ các khu dân cư tập trung, khu công nghiệp và đô thị, khu nuôi trồng thủy sản ven biển... Những loại rác này thường không phân hủy, có thể trôi nổi hoặc lắng xuống đáy biển.
Chất thải du lịch biển
Các khu du lịch phát triển nhanh nhưng thiếu quy hoạch dẫn đến hiện tượng ô nhiễm biển. Điển hình như vứt bừa bãi, nước thải từ các khách sạn chưa có hệ thống xử lý...
Chất thải khai thác khoáng sản
Nạn khai thác titan, dầu khí ồ ạt đã và đang tác động xấu đến môi trường biển. Ngoài ra môi trường biển còn chịu tác động nặng nề từ những sự cố dầu, tràn dàn khoan khai thác, tầu vận tải chuyên chở dầu. Đây là những chất độc hại nhất với các sinh vật đại dương.
Chất thải khai thác thủy sản
Đáng quan ngại của tình trạng ô nhiễm biển hơn là xu hướng gia tăng, phức tạp của lượng tàu thuyền đánh bắt cá gắn máy loại nhỏ, công suất thấp, cũ kỹ và lạc hậu. Điều này làm tăng nhanh nên khả năng thải dầu vào môi trường biển. Theo tính toán các tàu nhỏ chạy bằng xăng dầu trên biển chiếm khoảng 70% lượng dầu thải ra biển, gây chết nhiều sinh vật biển.
Chính bản thân thiên nhiên cũng đang tạo ra nguồn ô nhiễm cho môi tường biển. Ví dụ như:
Khí hậu nóng.
Sự bào mòn, sạt lở của núi làm nước bị ô nhiễm và đổ ra biển.
Núi lửa hoạt động tạo ra khói bụi, khi mưa lại bị kéo xuống nguồn nước.
Dung nham của núi lửa nằm dưới đáy biển phun trào khiến các loài vật biển chết hàng loạt, và làm thay đổi tính chất của nước biển.
Ô nhiễm môi trường biển gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng
ô nhiễm môi trường biển sinh ra nhiều tác hại nguy hiểm cho con người và các sinh vật sống.
Gây hại cho hệ sinh thái biển: Hiện nay đã có hơn 100 loài sinh vật biển ở Việt Nam đã có tên trong danh sách đỏ cần bảo tồn gấp. Đó là ô ô nhiễm khiến số lượng cá thể loài giảm quá nhiều ở mức báo động.
Nguồn lợi từ biển mất đi:Theo tính toán, sản lượng hải sản hiện nay đã giảm mạnh. Cụ thể, năng suất nuôi tôm chỉ còn 80kg/ha/vụ, trung bình sản lượng hải sản khai thác chỉ bằng 1/20 so với trước kia.
Kinh tế đi xuống: Tài nguyên biển giảm sút do ô nhiễm khiến nguồn sống kinh tế của các ngư dân đứt đoạn. Không chỉ vậy, tài nguyên du lịch nước nhà cũng bị ảnh hưởng, giảm sức hút với du khách. Nhà nước tốn kém chi phí để khắc phục ô nhiễm biển.
Làm thế nào để bảo vệ môi trường biển khỏi ô nhiễm ngày càng nghiêm trọng?
Môi trường biển có ý nghĩ rất quan trọng, vì vậy, người dân và Nhà nước hãy chung tay cùng bảo vệ. Bằng cách:
Hoàn thiện luận pháp bảo vệ biển và môi trường biển và xử phạt nghiêm khắc.
Tích cực tuyên truyền tầm quan trọng của bảo vệ môi trường.
Đầu tư thêm vào các ngành nghiên cứu, bảo tồn hệ sinh thái biển.
Siết chặt kiểm soát các hoạt động trên biển bao gồm đánh bắt thủy hải sản, khai thác dầu, khí,…
Người dân và các doanh nghiệp cần thực hiện xử lý nước thải trước khi xả thải. Nên sử dụng các giải pháp xử lý nước thải sinh học để thân thiện với moi trường.
Môi trường biển có vai trò vô cùng qua trọng với đời sống. Vì vậy hãy chung tay cùng Green để bảo vệ lấy chúng. Nếu có nhu cầu sử dụng các giải pháp xử lý nước thải bảo vệ môi trường, hãy liên hệ với các chuyên gia uy tín của Green. Hãy để Green đồng hành cùng bạn. Chúng tôi tự tin mang lại sản phẩm xử lý nước thải uy tín, chất lượng nhất trên thị trường cho gia đình và doanh nghiệp của bạn.
Thông tin liên hệ:
Trụ sở Hà Nội: Tầng 4, số 57 Lê Quý Đôn, phường Bạch Đằng, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội.