Tin tức

Chỉ Số COD Trong Nước Thải Có Ý Nghĩa Như Thế Nào?

March 19 2023
358 lượt xem

Chỉ số COD có tên gọi tiếng anh là Chemical Oxygen Demand - nhu cầu oxy hóa học. Đây là một chỉ số quan trọng thường được quy định chặt chẽ tại quy chuẩn kỹ thuật Việt nam. Sau đây, Green Water sẽ chia sẻ đến bạn một số thông tin cơ bản về chỉ số COD, cùng tìm hiểu trong bài viết sau đây.

Chỉ Số COD Trong Nước Thải Có Ý Nghĩa Như Thế Nào?
Chỉ số COD có tên gọi tiếng anh là Chemical Oxygen Demand

Ý nghĩa của chỉ số COD trong nước thải là gì?

Chỉ số COD là tiêu chuẩn quan trọng nhất. Bởi, nó quyết định hoàn toàn đến mức độ ô nhiễm của nước thải. COD xác định hàm lượng chất hữu cơ có trong nước thải. Đồng thời, chúng còn biểu thị lượng các chất hữu cơ trong nước bị phân hủy bởi các vi khuẩn và các vi sinh vật khác ở một điều kiện nhiệt độ nhất định.

Nếu chỉ số COD càng cao thì nguồn nước chứa càng nhiều chất hữu cơ gây ô nhiễm tới môi trường. Nếu chúng không được xử lý đúng cách sẽ gây hậu quả nghiêm trọng tới môi trường.

>> Xem thêm: Top Hóa Chất Keo Tụ Xử Lý Nước Thải Hiệu Quả, Giá Tốt

Hàm lượng COD trong nước thải sinh hoạt ảnh hưởng gì?

Hiện tại, các khu đô thị, dân cư... hàm lượng COD đang ở mức báo động. Hàm lượng COD quyết định đến mức độ ô nhiễm của nước thải. Đây là những hợp chất nằm lơ lửng trong nước. Chúng ta hoàn toàn không thể quan sát bằng mắt thường. Tuy nhiên, nếu không xử lý trước khi thải ra môi trường sẽ là nguyên nhân nhiều vấn đề như:

  • Ô nhiễm không khí, sinh mùi hôi khó chịu
  • Ô nhiễm nguồn nước, đất đai ở khu vực gần nơi xả thải
  • Làm ảnh hưởng đến sức khỏe con người, các bệnh lý về da, đường tiêu hóa.

Cách xác định chỉ số COD trong nước thải

Kali Dicromat hay còn được gọi là thuốc tím có công thức hóa học là KMnO4. Chúng được sử dụng để xác định chỉ số COD. Theo đó, Kali Pemanganat được dùng để xác định COD dựa vào việc oxy hóa các chất hữu cơ có trong nước thải trong môi trường axit ở nhiệt độ 100 độ C. Tuy nhiên, hiện nay phương pháp này ít được lựa chọn hơn. Do, chúng không mang lại hiệu quả như mong đợi. Thay thế cho chúng là Kali Dicromat (K2CR2O7).

Xác định nhu cầu oxy hóa bằng cach sử dụng kali Dicromat. Trong môi trường axit, đun nhiệt độ lên đến 100 độ C rồi tính toán lượng oxy tương đương. Do thực hiện trong điều kiện oxy hóa mạnh nên hạn chế của phép COD là không thể phân biệt ranh giới của các chất hữu cơ. Phương pháp xác định COD bằng Kali Dicromat được đánh giá cao do hiệu quả phân hủy hoàn toàn các chất hữu cơ. Sau khoảng thời gian 3h sẽ cho ra kết quả.

Việc phân tích COD cũng được dùng để xác định lượng chất hữu cơ trong nước thải công nghiệp, đô thị. Nói chung, chỉ số COD thường cao hơn BOD. Bởi vì nhiều hợp chất có thể bị oxy hóa bằng con đường hóa học nhưng lại không bị oxy hóa bằng sinh học.

Đối với nước thải sinh học, BOD bằng 86% COD. Đối với nước thải công nghiệp thì tỷ lệ đó có thể khác tùy vào tính chất của từng loại chất bẩn hữu cơ và ngành công nghiệp. Cụ thể, nước thải công nghiệp hóa có COD bằng 20% COD.

>> Xem thêm: Báo Giá Hệ Thống Xử Lý Nước Cấp Công Nghiệp

Biện pháp xử lý COD trong nước thải

Chỉ Số COD Trong Nước Thải Có Ý Nghĩa Như Thế Nào?
Xử lý COD trong nước thải có thể sử dụng bể hiếu khí

Hiện nay, có rất nhiều phương pháp xử lý COD trong nước thải. Mỗi phương pháp đều có ưu và nhược điểm riêng. Bạn có thể tham khảo một số phương pháp hiện đại sau:

  • Dùng hóa chất oxy hóa: Sử dụng các chất oxy hóa như Hydrogen, Peroxide, Ozone, Clo...
  • Phản ứng keo tụ - tạo bông: Sử dụng các hóa chất keo tụ như PAC, phèn nhôm, sắt. Từ đó, tạo thành các khối bùn lớn có khả năng liên kết lại với nhau.
  • Sử dụng phản ứng Fenton: Sử dụng các chất oxy hóa để phá hủy các chất gây ô nhiễm. Ví dụ, như hydro peroxit phản ứng với sắt (III) Sunfat. Do đó, tạo ra gốc tự do hydroxit có khả năng phá hủy các chất hữu cơ.
  • Lọc và hấp thụ với than hoạt tính: Thường được thực hiện ở bước cuối cùng. Hoặc bạn cũng có thể thực hiện ngay sau khi xảy ra quá trình xử lý sơ cấp.
  • Sử dụng các phương pháp sinh học khác: xử lý hiếu khí, xử lý kỵ khí.

Trong các phương pháp xử lý COD được nêu ở trên thì phương pháp xử lý sinh học được đánh giá cao nhất. Bởi, theo nghiên cứu thử nghiệm chúng cũng mang lại hiệu quả xử lý tốt nhất.

Kết luận

Bài viết trên bổ sung thêm cho bạn các kiến thức về chỉ số COD. Đồng thời, với các phương pháp làm giảm chỉ số COD ở trên để bạn tham khảo. Để được hỗ trợ đo lường cũng như tư vấn chi tiết về giải pháp xử lý nước thải hãy liên hệ với Green  Water theo thông tin dưới đây.

Trên thị trường hiện nay có rất nhiều cơ sở cung cấp hóa chất xử lý nước. Tuy nhiên, không phải đơn vị nào cũng đảm bảo chất lượng. Nếu bạn đang tìm địa chỉ cung cấp hóa chất xử lý nước uy tín, giá tốt, hãy liên hệ với chúng tôi. Hãy để Green đồng hành cùng bạn. Chúng tôi tự tin mang lại sản phẩm uy tín, chất lượng nhất trên thị trường cho gia đình bạn.

Thông tin liên hệ:

Trụ sở Hà Nội: Tầng 4, số 57 Lê Quý Đôn, phường Bạch Đằng, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội.

Chi nhánh HCM: 82 Nguyễn Bá Tuyển – Phường 12 – Q.Tân Bình – Tp.Hồ Chí Minh

Comments
call