Hiện tại nguồn điện ở nước ta sản xuất từ 3 nhà máy sản xuất điện chính là nhiệt điện, thuỷ điện và phong thuỷ. Trong đó, nhà máy thuỷ điện chiếm 32% trong tổng sản xuất điện. Qua đó, ta có thể nhận thấy hiện tại và trong tương lai của các nhà máy thuỷ điện sẽ phát triển nhanh chóng, vượt bậc. Kéo theo đó là các hệ luỵ về nước thải ra môi trường. Vì vậy, xử lý nước thải nhà máy thuỷ điện là điều quan trọng và cần thiết.
Quy trình hoạt động của nhà máy thuỷ điện
Nguyên lý hoạt động của một nhà máy thủy điện gồm có bồn giai đoạn chính:
Dòng nước với áp lực lớn chảy qua cổng kiểm soát đi vào bên trong nhà máy.
Dòng nước chảy làm quay tua bin của máy phát điện và tạo ra dòng điện.
Dòng điện chạy qua máy biến áp, tạo dòng điện cao thế và truyền theo đường dây điện cao áp về các trạm điện.
Các trạm biến áp sẽ chuyển thành điện hạ thế và trung thế để đáp ứng phục vụ nhu cầu sử dụng.
Nguồn gốc phát sinh nước thải từ hoạt động của nhà máy thuỷ điện
Nước thải từ hoạt động của nhà máy thuỷ điện phát sinh từ hai nguồn chính. Đó là nước thải từ quá trình hoạt động và sinh hoạt.
Nước thải phát sinh từ quá trình hoạt động
Nước thải làm mát: từ quá trình làm mát bình ngưng và các thiết bị phụ.
Nước thải ô nhiễm dầu: do các sự cố rò rỉ, rửa thiết bị, nước mưa chảy tràn hoặc động cơ.
Nước thải phát sinh từ hoạt động sinh hoạt
Nước thải từ quá trình hoạt động vệ sinh của công nhân, cán bộ ở nhà máy
Nước thải từ khu nấu ăn
Thành phần và tính chất của nước thải nhà máy thuỷ điện
Nước thải nhà máy thuỷ điện có thành phần và tính chất khá phức tạp.
Nước thải làm mát
Nước thải làm mát thường có thành phần và tính chất ít biến đổi so với nguồn nước ban đầu. Nước thải ô nhiễm dầu có màng dầu nổi ở trên. Nước thải tro xỉ và nước rửa thiết bị có độ đục cao, hàm lượng cặn lớn, có chứa các ion kim loại.
Nước thải sinh hoạt
Các chất hữu cơ trong nước thải sinh hoạt từ nhà vệ sinh chủ yếu là các loại cacbonhydrat, protein, lipid... Đây là những chất dễ bị sinh vật phân huỷ. Ngoài ra, còn có một lượng lớn chất rắn lơ lửng có khả năng gây bồi lắng cho nguồn tiếp nhận. Do đó, khiến chất lượng nước tại nguồn này xấu đi. Các chất dinh dưỡng N, P có nhiều trong nước thải sẽ là yếu tố gây nên hiện tượng phú dưỡng hoá.
Nước thải từ các hoạt động nấu ăn
Nước thải từ các hoạt động nấu ăn thường có hàm lượng chất hữu cơ khá cao. Ngoài ra, nước thải này còn chứa dầu mỡ, khoáng chất tẩy rửa từ các hoạt động nấu ăn.
Công nghệ xử lý nước thải nhà máy thủy điện
Dưới đây là công nghệ xử lý tận gốc nước thải nhà máy thuỷ điện. Công nghệ này đảm bảo tiết kiệm, hiệu quả. Chất lượng nguồn nước đạt tiêu chuẩn của Bộ Y Tế.
Bể tách mỡ
Đầu tiên, nước thải sẽ được thu gom toàn bộ bằng đường ống dẫn vào bể tách mỡ. Sau đó, được đưa đến các hố thu gom có đặt song chắn rác ở đầu. Tại đây, chúng sẽ loại bỏ hoàn toàn các rác cặn thô tránh tắc nghẽn đường ống. Tránh ảnh hưởng đến quá trình xử lý sau. Đối với nước nguồn nước thải có chứa dầu mỡ sẽ được đi qua đường ống riêng đến bể tách mỡ rồi mới thu gom. Nước thải sau khi tập trung tại hố thu gom sẽ được chuyển hoá đến bể điều hoà.
Bể điều hoà
Nhiệm vụ của bể điều hoà là giải quyết ác vấn đề ổn định lưu lượng và tính chất nước thải. Bể điều hoà thường được thiết kế thêm hệ thống thổi khí hoặc máy khuấy trộn. Bởi, nó giúp xáo trộn dòng thải, oxy hoá sơ bộ các chất hữu cơ. Do đó, tránh sự phát sinh vi khuẩn kị khí phân huỷ gây mùi hôi thối. Ngoài ra, tại bể điều hoà cũng có vai trò là bể chứa nước thải khi hệ thống sửa chữa hoặc bảo trì. Nước được giữ lại với thời gian lưu đủ để xử lý 10% COD, 10% BOD. Nước thải sau khi được ổn định ở bể điều hoà được bơm qua bể Anoxic để xử lý sinh học.
Dưới tác dụng của hai động của hai động cơ khuấy trộn hoạt động liên tục đặt ở đầu và cuối bể. Tạo điều kiện thuận lợi cho vi sinh vật thiếu khí, loại bỏ các hợp chất chứa nito có trong nước thải. Việc đặt bể thiếu khí trước bể Aerotank có tác dụng tận dụng nguồn cacbon có trong nước thải. Tuy nhiên, cần tuần hoàn nước từ bể Aerotank về bể Anoxic để xảy ra quá trình khử nitrate hoá chuyển nito dạng NO3- về dạng nito phân tử N2 được diễn ra hoàn toàn. Sau thời lưu nước tại bể thiếu khí, hỗn hợp bùn với nước thải tiếp tục chảy tràn qua bể lắng 2 để loại bỏ bùn thải có trong nước.
Nước thải trong bể lắng sau khi qua bể khử trùng để xử lý vi khuẩn có trong nước thì được thải ra hệ thống thoát nước trung của khu vực. Nước thải sau khi xử lý đạt chuẩn về nước thải công nghiệp.
Kết luận
Bài viết trên đã cung cấp đến bạn công nghệ xử lý nước thải thuỷ điện hiện đại, tiết kiệm nhất hiện nay. Với kiến thức và nhiều năm kinh nghiệm của mình, Green Water sẵn sàng giúp doanh nghiệp trong việc đánh giá, tư vấn và hướng dẫn bảo trì, sửa chữa, vậnh hành hệ thống xử lý nước thải nhà máy thuỷ điện. Green Water sẽ cung cấp cho bạn những giải pháp phù hợp nhất.
Trên thị trường hiện nay có rất nhiều cơ sở cung cấp giải pháp xử lý nước thải. Tuy nhiên, không phải đơn vị nào cũng đảm bảo chất lượng. Nếu bạn đang tìm địa chỉ cung cấp các giải pháp xử lý nước thải uy tín, giá tốt, hãy liên hệ với chúng tôi. Hãy để Green đồng hành cùng bạn. Chúng tôi tự tin mang lại sản phẩm uy tín, chất lượng nhất trên thị trường cho gia đình bạn.
Thông tin liên hệ:
Trụ sở Hà Nội: Tầng 4, số 57 Lê Quý Đôn, phường Bạch Đằng, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội.