Nhu cầu xử lý nước thải của các doanh nghiệp, tổ chức hiện nay đang rất cao do nền công nghiệp ngày càng phát triển. Vì thế, hiện nay có 2 phương án xử lý nước thải được ứng dụng rộng rãi đó là kết hợp công nghệ xử lý nước SBR hoặc công nghệ AAO với công nghệ xử lý nước thải MBBR
Hình ảnh khu xử lý nước thải quy mô lớn
Tuy nhiên, không phải lúc nào cũng có thể sử dụng các công nghệ này mà phải tùy theo từng loại nước thải sẽ có các công nghệ xử lý tương ứng. Và đây cũng là câu hỏi của các chủ đầu tư thường đặt ra cho các đơn vị cung cấp dịch vụ xử lý nước thải, đó là lúc nào thì áp dụng công nghệ SBR hoặc AO kết hợp với công nghệ MBBR để phù hợp với thực tế hoạt động của doanh nghiệp và đạt hiệu quả cao cũng như đảm bảo tính hiệu quả về kinh tế cho các chủ đầu tư.
Bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ đưa ra tất cả những kiến thức về các công nghệ sau đó sẽ so sánh 2 phương án này để có cái nhìn tổng quan nhất cho các chủ đầu từ.
Bể SBR (Sequencing Batch Reactor) hay còn gọi là công nghệ bùn sinh học hiếu khí là quy trình xử lý nước thải bằng cách xử lý từng mẻ liên tục theo chu kì. Quy trình xử lý này được gói gọn trong một bể bản ứng và hoàn toàn tự động. Hay bạn cũng có thể hiểu rằng công nghệ xử lý nước thải là một lò phản ứng theo mẻ tuần tự - đây là quy trình sử dụng bùn than hoạt tính để xử lý nước thải.
Ảnh minh họa - Bể SBR xử lý nước thải
Ở đây, bể SBR sẽ xử lý các loại nước thải như là nước thải công nghiệp, nước thải sinh hoạt, đầu ra từ bể phân hủy kỵ khí. Lúc này Oxy sẽ được sự qua hỗn hợp nước thải và bùn than hoạt tính để giảm chất hữu cơ như là nhu cầu oxy sinh hóa (BOD) và nhu cầu oxy hóa học (COD)
Bể SBR sẽ có 2 bộ phận chính đó là bể Selector và bể C - Tech. Bể Selector sẽ là nơi tiếp nhận nước thải và xử lý sơ bộ nước thải đó. Còn bể C - tech sẽ nhận nước thải đã được xử lý sơ bộ từ bể Selector và tiếp tục những quá trình xử lý, làm sạch tiếp theo
Bể SBR sẽ hoạt động theo chu kỳ khép kín với 4 pha chính đó là: Pha làm đầy, pha sục khí, pha lắng, pha rút nước:
Nguyên lý hoạt động của Bể SBR
Ở pha này, nước thải sẽ được bơm đầy vào bể. Sau đó bể sẽ diễn ra các hoạt động như hòa trộng, sục khí nhằm đẩy nhanh quá trình phản ứng sinh hóa ở vi sinh. Khi quá trình phản ứng sinh hoạt đạt chuẩn thì nước thải sẽ được làm tĩnh nhằm giữ lại các chất rắn, còn nước thải sẽ được đưa vào pha sau.
Sục khí chỉ mang mục đích suy nhất đó là cung cấp oxy trong nước và khấy đều hỗn hợp chất có bên trong bể. Việc này sẽ giúp quá trình phản ứng sinh hóa giữ nước thải và bùn than hoạt tính được diễn ra thuận lợi hơn. Hay nó cách khác đây là quá trình Nitrat hóa chuyển từ N - NH3 sang N - NO2 và dần dần sẽ thành N - NO3.
Pha lắng hay còn gọi là giai đoạn nghỉ ngơi. Giai đoạn này, bùn sống, chất độc hại sẽ cùng với bùn lắng xuống đáy bể. Thời gian khi lắng vào khoảng 2 tiếng đồng hồ.
Lượng nước nổi sau thời gian lắng sẽ được đưa ra khỏi bể để xả ra sông, suối, biển,... Còn bùn sẽ được chuyển quay lại bể ban đầu để tiếp tục lọc.
Đối với hệ thống SBR cải tiến sau này sẽ được bổ sung thêm một ngăn thiếu khí trước khi nước thải đi vào bể SBR để bổ sung thêm quá trình khử Nito.
Công nghệ AOO là viết tắt của 3 chữ Anaerobic Anoxic Oxic - đây là quá trình xử lý sinh học liên tục các vi sinh vật kị khí, yếm khí và hiếu khí để phân hủy các chất ô nhiếm trong nước thải.
Công nghệ xử lý nước thải AAO
Công nghệ AAO sẽ trải qua 4 giai đoạn:
- Anaerobic là kỵ khí dùng để khử hydrocacbon, kết tủa kim loại nặng hòa tan trong nước, kết tửa Photpho, khử Clo,...
- Anoxic là yếm khí dùng để khử NO3 thành N2 và giảm các chỉ số hóa sinh BOD, COD
- Oxic là hiếu khí chuyên dùng để chuyển hóa NH4 thành NO3, khử BOC, COD
- Tiệt trùng: Thông thường, người ta tiệt trùng bằng lọc vi lọc hoặc sử dụng hóa chất - chủ yếu là dùng hypocloride canxi Ca(OCl)2 để khử các vi khuẩn gây bệnh
Công nghệ AO kết hợp MBBR (Đệm vi sinh lưu động kết hợp bùn hoạt tính và màng sinh học) hoạt động trên nguyên tắc xử lý kết hợp chất hữu cơ và bằng bùn hoạt tính bám dính trên giá thể vi sinh. Quá trình xử lý các chất hữu cơ sẽ diễn ra tại bể hiếu khí có giá thể vi sinh lưu động. Quá trình khử N diễn ra tại bể Anoxic và bùn hoạt tính sẽ được tuần hoàn bổ sung cho quá trình xử lý.
Sơ đồ công nghệ xử lý nước thải AAO và MBBR
Tùy theo diện tích xây dựng, địa hình, và tính chất của từng loại nước thải, và với các trạm xử lý nước thải có công suất dưới 1500m3/ngày đêm thì công nghệ AO kết hợp với công nghệ MBBR là phương án tối ưu nhất bởi nó có những ưu điểm vượt trội sau:
- Công nghệ AO-MBBR tiết kiệm được tối đa diện tích xây dựng và kết cấu bể có thể điều chỉnh theo diện tích mặt bằng;
- Hệ số vượt tải lớn;
- Hiệu suất xử lý cao do mật độ vi sinh cao và diện tích tiếp xúc lớn vì sử dụng giá thể đệm vi sinh lưu động;
- Vận hành đơn giản, tự động hóa;
- Khả năng đồng bộ cao;
- Có khả năng linh động trong quá trình xử lý đối với các nguồn nước có chất lượng đầu vào không ổn định;
- Chi phí đầu tư, xử lý thấp;
- Xử lý tốt các thành phần Amoni, Photphat.
Với các hệ thống có quy mô lớn vượt công suất 1500m3, nguồn nước thải công nghiệp, có diện tích xây dựng lớn thi công nghệ SBR là hiệu quả hơn cả. Tuy nhiên, nếu trường hợp ở khu đô thị có hệ thống thoát nước chung thì cần phải đánh giá lại hiệu quả trước khi lựa chọn công nghệ.
Đó là sự kết hợp của 2 công nghệ hiện đại nhất hiện nay mà Green cung cấp cho bạn. Nếu bạn có điều gì thắc mắc, hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được giải đáp nhé.
Trụ sở Hà Nội: Tầng 2 Tòa J, 226 Vạn Phúc, phường Liễu Giai, quận Ba Đình, Hà Nội
Chi nhánh HCM: 82 Nguyễn Bá Tuyển - Phường 12 - Q.Tân Bình - Tp.Hồ Chí Minh