Tin tức

Mô Hình Xử Lý Nước Thải Chăn Nuôi Tiêu Chuẩn, Hiệu Quả

February 20 2023
236 lượt xem

Mức độ đáng báo động của nước thải chăn nuôi từ lâu đã trở thành vấn đề nhức nhối. Nếu không được xử lý sớm, lượng nước thải này sẽ gây ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống, sức khỏe của con người. Nhằm kiểm soát nguồn nước thải cũng như giảm thiểu ô nhiễm môi trường, dưới đây sẽ là mô hình xử lý nước thải chăn nuôi tiêu chuẩn, đảm bảo hiệu quả. Cùng theo dõi nhé.

Đặc điểm của nguồn nước thải chăn nuôi

Mô Hình Xử Lý Nước Thải Chăn Nuôi Tiêu Chuẩn, Hiệu Quả
Mô hình xử lý nước thải chăn nuôi tiêu chuẩn, đảm bảo hiệu quả
  • Nguồn nước thải chăn nuôi theo quy mô trang trại sẽ thường có nồng độ ô nhiễm khá cao, lớn hơn rất nhiều lần tiêu chuẩn cho phép.

  • Mùi từ nước thải chăn nuôi gây ảnh hưởng lớn đến ô nhiễm môi trường sống xung quanh

  • Chứa lượng lớn nguồn vi khuẩn, vi sinh vật gây bệnh

  • Chất Nitơ và Photpho có trong nước thải ở nồng độ quá cao sẽ gây hiện tượng phú dưỡng. Điều này không có lợi cho chất lượng nguồn nước bởi các loài rong rêu phát triển mạnh.

  • Chứa hàm lượng tương đối TSS với nồng độ lớn sẽ làm nước bị đục. Phát sinh quá trình quang hợp với các loài thủy sinh. Một số loài tảo, rêu do không thích nghi được với điều kiện thay đổi của nguồn nước có thể sẽ bị tiêu diệt. Từ đó làm mất cân bằng môi trường sống cho các loài sinh vật khác.

>> Xem thêm:Nằm Lòng Quy Trình Xử Lý Nước Thải Chăn Nuôi Heo

Tại cao cần xử lý nước thải chăn nuôi

Theo cảnh báo từ tổ chức y tế thế giới WHO, nếu nước thải chăn nuôi không được xử lý và thu gom đúng cách sẽ là nguy cơ gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe người và động vật. Thậm chí, nguy hiểm hơn còn gây nên tình trạng ô nhiễm môi trường trầm trọng. Lượng nước thải chăn nuôi chứa hàm lượng lớn chất ô nhiễm, mầm bệnh, vi khuẩn và vi rút gây bệnh. Nó không chỉ tác động tới môi trường đất, nước, không khí mà còn gây ảnh hưởng tới sức khỏe con người.

Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, nước thải chăn nuôi là nguyên nhân gây ra các căn bệnh nguy hiểm ở người. Bao gồm các bệnh về đường hô hấp, tiêu hóa, dịch tả... Đặc biệt, các loại vi rút biến thể từ dịch bệnh còn lây lan nhanh chóng gây nguy hiểm tới tính mạng.

Thêm vào đó, nước thải chăn nuôi còn làm ảnh hưởng đến không gian, môi trường sống của những người xung quanh. Bởi thế mà việc xử lý nước thải chăn nuôi đang là một vấn đề cấp thiết đối với nhiều tổ chức, doanh nghiệp, hộ gia đình chăn nuôi.

Mô hình xử lý nước thải chăn nuôi đúng tiêu chuẩn

Có rất nhiều phương pháp, mô hình xử lý nước thải chăn nuôi hiện nay. Chẳng hạn như phương pháp lý học, phương pháp hóa học và sinh học. Tuy nhiên, theo nhiều chuyên gia, xử lý chất thải theo phương pháp sinh học là phù hợp nhất. Cụ thể là xử lý nước thải bằng công nghệ sinh học lên men yếm khí Biogas. Sử dụng phương pháp này sẽ giúp nồng độ chất thải sau xử lý thấp, hiệu quả xử lý chất thải lên tới 90%. Ngoài ra, khí biogas sản sinh trong quá trình lên men sẽ được thu hồi và sử dụng cho nhu cầu cuộc sống.

Với hộ chăn nuôi quy mô nhỏ

Trong trường hợp này, thông thường sẽ được ứng dụng mô hình xử lý nước thải chăn nuôi hộ gia đình sau biogas. Quy trình này diễn ra khá đơn giản. Bao gồm: nguồn nước thải tới hố biogas rồi đến hố lắng. Tuy đây là mô hình khá đơn giản nhưng đảm bảo đem lại hiệu quả cao. Đáp ứng đủ cho quy mô chăn nuôi nhỏ này.

Với hộ chăn nuôi quy mô trung bình

Mô Hình Xử Lý Nước Thải Chăn Nuôi Tiêu Chuẩn, Hiệu Quả
Mô hình xử lý nước thải tùy vào từng quy mô chăn nuôi

Một hộ chăn nuôi quy mô trung bình sẽ có số lượng dưới 1000 con gia súc. Ở đây, mô hình xử lý sẽ được bổ sung thêm nhiều yếu tố khác đi kèm. Đảm bảo hiệu quả cho cả quá trình xử lý nước thải được tốt hơn.

Có hai công nghệ có thể được ứng dụng là:

  • Nước thải -> ngăng lắng cát -> hố biogas -> hố lắng -> mương sinh học hiếu khí -> hố lắng -> mương chứa -> tuần hoàn tưới cây

  • Nước thải -> ngăn lắng cát -> hố biogas -> hố lắng -> bể aerotank -> bể lắng bùn -> hố ổn định -> tuần hoàn tưới cây

Với hộ chăn nuôi quy mô lớn hơn

Ở quy mô chăn nuôi lớn hơn, từ hơn 1000 con gia súc thì mô hình xử lý nước thải chăn nuôi sẽ là:

  • Nước thải -> bể lắng cát -> bể điều hòa -> bể kỵ khí UASB (hoặc hố biogas) -> bể điều chỉnh nồng độ -> bể aerotank -> bể lắng bùn -> hồ ổn định -> tuần hoàn tưới cây

>> Xem thêm: Xử Lý Nước Thải Tinh Bột Sắn Bằng Công Nghệ Gì?

Kết luận

Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi về mô hình xử lý nước thải chăn nuôi. Mong rằng đó sẽ là những thông tin hữu ích dành cho bạn, giúp bạn xử lý hiệu quả nguồn nước thải chăn nuôi đảm bảo nhất. Từ đó góp phần chung tay vào bảo vệ môi trường sống được trong lành, sạch sẽ hơn.

Nếu còn bất cứ băn khoăn nào cần giải đáp, hãy liên hệ với Green Water để có cách xử lý tối ưu, tiết kiệm nhất. Chúng tôi rất hân hạnh được phục vụ quý khách.

Thông tin liên hệ:

Trụ sở Hà Nội: Tầng 4, số 57 Lê Quý Đôn, phường Bạch Đằng, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội.

Chi nhánh HCM: 82 Nguyễn Bá Tuyển – Phường 12 – Q.Tân Bình – Tp.Hồ Chí Minh

Comments
call