Tin tức

Xử Lý Nước Thải Tinh Bột Sắn Bằng Công Nghệ Gì?

January 29 2023
545 lượt xem

Việt Nam có khoảng 70 nhà máy chế biến tinh bột sắn với hơn 4000 cơ sở quy mô vừa và nhỏ. Đây là ngành phát triển nhanh, đạt hiệu quả cao. Bên cạnh những lợi ích nó mang lại thì nước thải từ ngành này thải ra môi trường một lượng không nhỏ, dẫn đến ô nhiễm môi trường. Vậy cách xử lý nước thải tinh bột sắn là gì? Quy trình như thế nào? Cùng tìm hiểu qua bài viết sau của Green Water.

Xử Lý Nước Thải Tinh Bột Sắn Bằng Công Nghệ Gì?
Công nghệ xử lý nước thải tinh bột sắn đang được lựa chọn là công nghệ sinh học kỵ khí kết hợp hiếu khí.

Nước thải tinh bột sắn phát sinh từ nguồn nào?

Nước thải tinh bột sắn chủ yếu được phát sinh từ 2 nguồn sau đây:

  • Nước thải tinh bột sắn thải ra từ quá trình rửa sắn củ, sàng loại sơ, rửa máy móc thiết bị, tách dịch, tách bột...
  • Nước thải sinh hoạt của cán bộ công nhân viên trong nhà máy.

>> Xem thêm: Quy Trình Xử Lý Nước Thải Nhà Máy Nhiệt Điện

Ứng dụng của tinh bột sắn

Ứng dụng của tinh bột sắn ngày càng trở nên phổ biến trong nhiều loại sản phẩm từ thực phẩm, bánh kẹo, chất ngọt, các loại keo, ván ép, dệt may, giấy... Cụ thể các ứng dụng của sắn, tinh bột sắn như sau:

  • Ethanol: sắn lát là một nguồn thay thế nguyên liệu để sản xuất rượu cũng như y tế và công nghiệp rượu.
  • Thức ăn chăn nuôi: sắn có thể được chế biến thành các sản phẩm như thực phẩm đóng hộp, thực phẩm đông lạnh, trộn salad, nước sốt...
  • Thực phẩm: sản phẩm có thể chế biến thành các sản phẩm đóng hộp, thực phẩm đông lạnh, trộn salad, nước sốt...
  • Bột ngọt: tinh bột sắn là nguồn phổ biến làm cho bột ngọt ở Châu Âu. Nó dùng để nâng cao hương vị trong thực phẩm.
  • Chất làm ngọt: Glucose và Fructose từ tinh bột sắn được sử dụng thay thế cho các sucrose trong mứt và trái cây đóng hộp.
  • Kẹo: tinh bột sắn là nguyên liệu quan trọng tạo ra kẹo.
  • Phân huỷ sinh học sản phẩm: tinh bột sắn có thể sử dụng như một loại Polyme phân huỷ sinh học để thay thế chất dẻo trong vật liệu đóng gói.
  • Giấy: đổi tinh bột sắn được sử dụng trong giai đoạn ẩm ướt làm thành từng cục bột giấy. Cải thiện tốc độ chạy và làm giảm sự mất bột giấy.

Đặc trưng và tính chất nước thải chế biến tinh bột sắn

Về đặc tính bên ngoài, nước thải tinh bột sắn có màu trắng đục, nước có mùi chua nồng. Thành phần có trong nước thải chế biến tinh bột sắn chủ yếu là các thành phần hữu cơ như tinh bột, protein, xenluloza... Sau khi lấy mẫu phân tích, nước thải tinh bột sắn có các đặc trưng sau:

  • Nồng độ chất hữu cơ cao.
  • Độ pH thấp.
  • Hàm lượng chất rắn lơ lửng cao.
  • Các chất dinh dưỡng chứa N, P ở mức cao.
  • Nước thải có tính acid và có khả năng phân huỷ sinh học.

Công nghệ xử lý nước thải tinh bột sắn

Xử Lý Nước Thải Tinh Bột Sắn Bằng Công Nghệ Gì?
Quá trình sinh học hiếu khí diễn ra nhờ vào lượng oxy hoà tan trong nước

Công nghệ xử lý nước thải tinh bột sắn hiện nay đang được các nhà công nghệ lựa chọn là công nghệ sinh học kỵ khí kết hợp hiếu khí.

Tại bể thu gom

Nước thải từ khu vực nhà máy, được tách riêng với nước mua theo hệ thống thoát nước thải tập trung về hầm ủ biogas của trạm xử lý nước thải. Trước khi nước thải vào trạm, bơm cấp nước thải qua máy tách rác thô để loại bỏ cặn rác thải khỏi dòng thải.

Từ bể thu gom nước thải được bơm chìm tới bể điều hoà. Tại đây, nước thải được điều hoà lưu lượng. Bể điều hoà có hệ thống cấp khí. Để tránh các hiện tượng lắng cặn và phân huỷ kỵ khí. Nước thải được bơm sang bể sinh học kỵ khí.

Tại bể thiếu khí

Vi sinh vật lơ lửng được kết hợp với khối đệm giá thể bằng PP chuyên dụng. Tạo nên màng vi sinh vật kỵ khí, làm tăng mật độ vi sinh vật đến khoảng 20.000 vi sinh vật/m3 nước thải. Vì vậy, đảm bảo hiệu quả xử lý theo COD lên đến 75 - 80%.

Các loại chủng vi sinh vật kỵ khí sẽ giúp phân giải nhanh các chất khó tiêu, khó phân huỷ, cặn bã như: xenlualozo, tinh bột, kitin, protein...

Tại bể UASB

Nước thải được phân bố đều dưới đáy bể. Khi qua lớp bùn, hỗn hợp bùn yếm khí trong bể sẽ hấp thụ chất hữu cơ trong nước thải. Đồng thời, chuyển hoá thành khí biogas sinh ra được dẫn theo ống thoát lên cao. Nước sau xử lý dâng lên theo máng tràn chảy sang lắng lamen. Sau lắng lamen chuyển sang bể sinh học hiếu khí.

Tại bể hiếu khí

Quá trình sinh học hiếu khí diễn ra nhờ vào lượng oxy hoà tan trong nước. Một lượng oxy thích hợp được cung cấp cho bùn hoạt tính phân huỷ các chất hữu cơ còn lại trong nước thải. Hầu hết các chất ô nhiễm hữu cơ được sử dụng để duy trì sự sống của vi sinh khuẩn. Vì vậy, chỉ có 1 lượng nhỏ bùn hoạt tính được sinh ra.

Sau đó, nước chảy sang bể lắng sinh học. Tại đây nước được tách bùn. Phần nước tròn được chảy sang bể khử trùng phần bùn thì lắng xuống bơm về bể chứa bùn.

>> Xem thêm: Thuyết Minh Hệ Thống Xử Lý Nước Thải Trường Học Đơn Giản, Hiệu Quả

Tại bể khử trùng

Nước trong lại bể này được tiếp xúc với hoá chất khử trùng trước khi thải ra môi trường. Sau khi xử lý nước thải sản xuất tinh bột sắn đạt tiêu chuẩn. Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải sản xuất tinh bột sắn. Phần bùn thải tại bể bùn được bơm vào mép ép bùn đóng thành đưa đi đến nơi quy định. Nước dư tuần hoàn lại bể điều hoà để xứ lý công đoạn tiếp theo.

Kết luận

Bài viết đã chia sẻ đến bạn phương pháp xử lý nước thải tinh bột sắn. Hy vọng, bạn có thể có được phương pháp cải thiện chất lượng nguồn nước, bảo vệ môi trường. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào hãy liên hệ với Green Water để có cách xử lý tối ưu, tiết kiệm chi phí nhất.

Thông tin liên hệ:

Trụ sở Hà Nội: Tầng 4, số 57 Lê Quý Đôn, phường Bạch Đằng, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội.

Chi nhánh HCM: 82 Nguyễn Bá Tuyển – Phường 12 – Q.Tân Bình – Tp.Hồ Chí Minh

Comments