Ô nhiễm nước đang có xu hướng gia tăng và là vấn đề đáng báo động ở Việt Nam và trên thế giới. Hiện nay, nguồn nước sạch dùng trong sinh hoạt của con người ngày càng khan hiếm. Do đó, chúng ta cần phải có những biện pháp hiệu quả để bảo vệ nguồn nước sạch.
Ô nhiễm nước có tên gọi bằng tiếng Anh là Water pollution, dùng để chỉ hiện tượng nguồn nước (bao gồm cả nước mặt và nước ngầm) bị nhiễm bẩn, thay đổi thành phần và chất lượng theo chiều hướng xấu, trong nước có các chất độc hại ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống, sức khỏe người và hệ sinh vật.
Biểu hiện ô nhiễm môi trường nước thường thấy nhất là nước có màu lạ (màu vàng, màu đen, màu nâu đỏ,...), mùi lạ (mùi tanh hôi, thối nồng nặc, mùi thum thủm,…) và xuất hiện váng, nổi bọt khí, có nhiều sinh vật sống trong nước bị chết.
Thực trạng về vấn đề này tại Việt Nam và trên toàn thế giới rất đáng báo động. Cụ thể:
Vấn đề ô nhiễm môi trường nước trên thế giới hiện nay không chỉ xảy ra ở đới ôn hòa, mà còn có trên đới nóng, đới lạnh; tức là bao trùm khắp các châu lục. Theo báo cáo ô nhiễm môi trường nước của UNEP; có tới 60% dòng sông của châu Á – Âu – Phi bị ô nhiễm sinh vật và ô nhiễm hữu cơ.
Tình trạng ô nhiễm môi trường nước ở Việt Nam cũng không chỉ xảy ra ở nông thôn, mà ô nhiễm nhiễm môi trường nước ở Thành phố Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh, các tỉnh lân cận cũng rất nghiêm trọng.
Tại Thành phố Hà Nội: Khoảng 350 – 400 nghìn m3 nước thải và hơn 1.000m3 rác thải xả ra mỗi ngày. Nhưng chỉ 10% được xử lý, số còn lại xả trực tiếp vào sông ngòi gây ô nhiễm nước khiến cá chết hàng loạt ở Hồ Tây, mức độ ô nhiễm rộng khắp 6 quận (Ba Đình, Hoàn Kiếm, Đống Đa, Hai Bà Trưng, Cầu Giấy, Tây Hồ).
Tại Thành phố Hồ Chí Minh: Ô nhiễm môi trường nước điển hình nhất là ở cụm công nghiệp Thanh Lương, có tới khoảng 500.000m3 nước thải/ngày từ các nhà máy bột giặt, giấy, nhuộm.
Nếu chúng ta không nhanh chóng xác định nguyên nhân và thực hiện các biện pháp giảm thiểu và loại trừ. Các số liệu về ô nhiễm môi trường nước đã được trích dẫn sẽ tiếp tục gia tăng hàng ngày.
>> Xem thêm: Những Biện Pháp Bảo Vệ Môi Trường Thiết Thực Mà Ai Cũng Làm Được
Việc gia tăng dân số đáng kể đã dẫn đến việc ô nhiễm nguồn nước trở nên rõ rệt. Sự gia tăng này gây ra nhiều hệ lụy liên quan đến các nhu cầu như ăn uống, sinh hoạt, đi lại; xây dựng, sản xuất nông nghiệp và công nghiệp.
Nhân tố nước là không thể thiếu trong mọi hoạt động của con người. Việc phát triển các hoạt động này có tác động lớn đến môi trường tự nhiên nói chung. Đặc biệt là đến môi trường nước. Chúng tôi sẽ giải thích vấn đề này chi tiết hơn trong phần tiếp theo của bài viết.
Hiện nay, các phương tiện truyền thông đại chúng ngày càng chú trọng đến vấn đề rác thải nhựa trong sinh hoạt. Vấn đề này đang gây ra ô nhiễm nghiêm trọng. Vấn đề này đang được xem là một thách thức đáng lo ngại. Nguyên nhân chính của rác thải nhựa là do lối sống tiêu dùng quá nhiều sản phẩm nhựa của con người.
Nhận thức về mối đe dọa của rác thải nhựa đối với toàn nhân loại ngày càng cao. Trong những năm gần đây, có nhiều người bắt đầu chú ý hơn đến việc sử dụng đồ nhựa và thúc đẩy sự tiết giản. Xu hướng sống xanh và bảo vệ môi trường đã trở thành ưu tiên hàng đầu năm 2024; đồng thời cũng là vấn đề quan tâm đặc biệt đến sức khỏe cộng đồng.
Ở Việt Nam, thống kê hiện tại cho thấy hầu hết các bệnh viện và cơ sở y tế trên toàn quốc vẫn chưa có hệ thống xử lý nước thải đạt tiêu chuẩn.
Hãy tưởng tượng: Với số lượng bệnh nhân lớn đến các bệnh viện và sự phụ thuộc vào các biện pháp khám chữa bệnh và dịch vụ y tế. Nếu các cơ sở này không thực hiện xử lý rác thải từ dụng cụ và thiết bị y tế đúng cách, đây sẽ là mối đe dọa lớn đối với môi trường.
Nguyên nhân chủ yếu gây ra ô nhiễm bắt nguồn từ các hoạt động sản xuất nông nghiệp như trồng trọt và chăn nuôi. Cụ thể, việc xả thải từ các loại thức ăn thừa chưa qua xử lý, phân bón và nước tiểu của động vật nuôi trực tiếp ra môi trường là những nguyên nhân rõ rệt nhất.
Ngoài ra, trong quá trình sản xuất nông nghiệp, việc sử dụng quá mức các hóa chất bảo vệ thực vật, thuốc trừ sâu, diệt cỏ... cũng góp phần vào ô nhiễm môi trường nước mặt và nước ngầm do hóa chất còn dư thừa.
Đáng chú ý, một số nông dân thậm chí sử dụng các loại hóa chất bị cấm như thuốc trừ sâu Monitor, Thiodol,... điều này không chỉ gây ô nhiễm môi trường nước mà còn có nguy cơ nghiêm trọng đối với sức khỏe của những người sử dụng, đặc biệt khi không có trang bị đầy đủ dụng cụ bảo hộ lao động.
Cần nâng cao ý thức sử dụng và xử lý rác thải của người dân
Xây dựng và hoàn thiện hệ thống chế tài xử lý pháp luật về môi trường
Hoàn thiện hệ thống xử lý nước thải tại khu cư dân và kể cả các khu công nghiệp; nông nghiệp
Sử dụng các giải pháp xử lý ô nhiễm
Biện pháp khắc phục ô nhiễm nước bằng cách có thể sử dụng các nguồn năng lượng sạch; vấn đề này để thay thế và áp dụng trong sản xuất công nghiệp. Ví dụ như năng lượng mặt trời, gió... Đây là một giải pháp khá an toàn có thể hạn chế được nguồn rác thải; nước thải độc hại.
>> Xem thêm: Top 8 Nguyên Nhân Gây Ô Nhiễm Nguồn Nước Và Cách Giải Quyết
Ô nhiễm nước là một vấn đề nghiêm trọng do hoạt động nông nghiệp; công nghiệp và sinh hoạt. Cần sự nỗ lực chung từ cộng đồng và chính phủ để quản lý rác thải. Thêm vào đó phải sử dụng hợp lý hóa chất; nâng cao nhận thức bảo vệ môi trường nhằm đảm bảo một tương lai bền vững.
Thông tin liên hệ :
CÔNG TY TNHH GREEN
Trụ sở Hà Nội: Tầng 2 Tòa J, 226 Vạn Phúc, phường Liễu Giai, quận Ba Đình, Hà Nội
Điện thoại: 024 3514 8260
Hotline: 032 844 8880
Email: admin@greenwater.com.vn
Chi nhánh HCM: 82 Nguyễn Bá Tuyển - Phường 12 - Q.Tân Bình - Tp.Hồ Chí Minh
Hotline: 0931 112 900
Email: admin@greenwater.com.vn