Tin tức

Ô nhiễm nguồn nước là gì? Hậu quả của ô nhiễm nguồn nước - GREEN

February 21 2021
23.383 lượt xem

Chắc các bạn cũng biết, trong những năm gần đây nước ta đã bắt tay vào công cuộc xây dựng đất nước theo hướng công nghiệp hóa - hiện đại hóa. Và sự thật chứng minh, nước ta đã phát triển hơn rất nhiều về mọi mặt, đời sống nhân dân được ấm no, hạnh phúc hơn.

Tuy nhiên, vấn đề nào cũng có 2 mặt và mặt thứ 2 của việc phát triển công nghiệp đó là Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG, sâu hơn nữa đó là ô nhiễm nguồn nước. Vậy ô nhiễm nguồn nước là gì? Nguyên nhân nào khiến nguồn nước bị ô nhiễm. Bài viết dưới đây Green sẽ giải đáp mọi vấn đề gặp phải.

Ô nhiễm nguồn nước là gì

Ô nhiễm nguồn nước là gì? What is water pollution?

Nước là gì? Nước là một trong những nguyên liệu không thể thiếu trong cuộc sống của chúng ta, bất kể một sinh vật sống nào muốn tồn tại đều cần phải có nước.

Tuy nhiên, thứ nguyên liệu tưởng chừng như không thể thay thế đó lại đang dần bị chính con người hủy hoại và tàn phá 1 cách nặng nề, biểu hiện của nó là việc nguồn nước đang ngày bị ô nhiễm nghiêm trọng. 

Ô nhiễm nguồn nước là gì? Ô nhiễm nguồn nước là hiện tượng nước ở các sông, hồ, ao, suối, mạch nước ngầm,.. bị nhiễm các hóa chất độc hại do hoạt động sống của con người gây ra như: thuốc bảo vệ thực vật, chất thải từ công nghiệp, chất thải sinh hoạt,..

Môi trường nước bị ô nhiễm có nghĩa là nó không còn đủ tiêu chuẩn để cho con người sử dụng trong sinh hoạt và sản xuất. Nếu sử dụng nguồn nước bị ô nhiễm sẽ khiến cơ thể mắc phải những bệnh rất nguy hiểm về hệ tiêu hóa, hô hấp và có thể dẫn đến những bệnh hiểm nghèo, bệnh mãn tính.

Hình ảnh ô nhiễm môi trường nước ở Việt Nam

 Hình ảnh ô nhiễm nguồn nước sông- cá chết hàng loạt kèm theo dòng nước đen ngòm ở Hà Nội

QCVN về nước sinh hoạt

1. Chỉ tiêu cảm quan là những yếu tố về màu sắc, mùi vị có thể cảm nhận được bằng các giác quan của con người.

2. SMEWW là chữ viết tắt của cụm từ tiếng Anh Standard Methods for the Examination of Water and Waste Water có nghĩa là Các phương pháp chuẩn xét nghiệm nước và nước thải.

3. US EPA là chữ viết tắt của cụm từ tiếng Anh United States Environmental Protection Agency có nghĩa là Cơ quan bảo vệ môi trường Hoa Kỳ.

4. TCU là chữ viết tắt của cụm từ tiếng Anh True Color Unit có nghĩa là đơn vị đo màu sắc.

5. NTU là chữ viết tắt của cụm từ tiếng Anh Nephelometric Turbidity Unit có nghĩa là đơn vị đo độ đục. 

QCVN về nước sinh hoạt

QCVN về nước sinh hoạt - Nguồn Gree-vn.com

Biểu hiện của ô nhiễm môi trường nước ở Việt Nam hiện nay

Với sự phát triển mạnh mẽ của nền công nghiệp, một năm nước ta có khoảng hàng nghìn nhà máy, xí nghiệp quy mô vừa và nhỏ ra đời. Tại một vài khu công nghiệp, xả hàng tấn nướ thải, rác thải chưa được xử lý ra ngoài môi trường. Hoặc xử lý qua loa rồi xả ra sông suối khiến các chất ô nhiễm hữu cơ, kim loại nặng ngấm vào nguồn nước và lòng đất.

Ví dụ thực tế: Vụ việc ô nhiễm nước sạch ở Hà Nội vào tháng 10/ 2019. Nguyên nhân của vụ việc là do một vài đối tượng đã đổ dầu thải xuống sông, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng nước của nhà máy sông Đà. Điều này cũng làm xáo trộn cuộc sống của hàng triệu người dân Hà Nội. 

Tiếp đó là tốc độ đô thị hóa ở các thành phố ngày càng nhanh và kèm theo đó cũng là lượng rác thải cũng tăng lên rất nhiều. Hiện tượng người dân vô ý thức vứt rác lung lung, bừa bãi khiến cống bị tắc nên mỗi lần mưa là phải đi thông cống để thoát nước.

Đặc biệt, như mình nói ở Hà Nội, những con sông như sông Nhuệ, sông Tô Lịch nước đen kịt, bốc mùi hôi thối khiến những người đi qua cảm thấy cực kỳ khó chịu

Biểu hiện của ô nhiễm môi trường nước


Về đến nông thôn, nguồn nước bị ô nhiễm chủ yếu là do chất thải sinh hoạt, gia súc và việc lạm dụng phân bón, hóa chất bảo vệ thực vật. Nhưng có một điều không thể ngờ diễn ra ở một số vùng đó là có những bãi rác khổng lồ. Nó cao ngất ngưởng, bốc mùi hôi thối, mà còn nằm ngay cạnh đường đi và gần với nhiều nhà dân.

Hơn nữa, ở một số vùng nông thôn hiện nay còn xuất hiện nhiều công ty, nhà máy, xí nghiệp. Nếu đơn giản chỉ sản xuất thì không có chuyện gì nhưng một trong những xí nghiệp này đã xả nước thải, hóa chất, nước giặt công nghiệp chưa qua xử lý xuống sông khiến cá dưới sông chết hàng loạt, nước sông đen ngòm, bốc mùi khó chịu ảnh hưởng đến các vùng lân cận. 

Ngoài ra, có một số công ty lợi dụng đêm tối xả khí thải vào không khí khiến cả vùng chìm trong khói bụi (tưởng như sương mù). Nhất là khi đi qua các công ty này, người dân sẽ ngửi thấy mùi vô cùng khó chịu, dù đã có khẩu trang bịt kín.

Biểu hiện của ô nhiễm môi trường nước

Vì thế mà hằng năm có đến 9000 chết vì ô nhiễm nguồn nước và phát hiện đến gần 100.000 trường hợp bị ung thư mà nguyên nhân chính là do sử dụng nguồn nước bị ô nhiễm.

Với những biểu hiện trên, chắc bạn cũng hiểu tại sao nguồn nước, môi trường nước của chúng ta lại bị ô nhiễm nặng nề rồi phải không. Nhưng qua đây, chúng ta mới hiểu được nước có vai trò quan trọng như thế nào.

Bạn có thể tìm hiểu thêm về vai trò của nước ở https://greenwater.com.vn/vai-tro-cua-nuoc-trong-doi-song-cong-nghiep-va-san-xuat.html

Nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường nước

Nhắc tới nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước, các bạn không thể bỏ qua những nguyên nhân sau đây:

- Sinh hoạt

- Sản xuất nông nghiệp

- Sản xuất công nghiệp

- Do tự nhiên

- Từ cơ quan chức năng

1. Nguyên nhân từ sinh hoạt

Con người là khởi nguyên của mọi vấn đề trong cuộc sống

Con người chắc chắn phải có nhu cầu ăn uống, sinh hoạt, vệ sinh. Nếu không có nhu cầu này, con người không thể tồn tại và phát triển, tiến bộ hơn được.

Nhưng, lượng rác thải sinh hoạt từ các hộ gia đình, trường học, bệnh viện, các cơ sở kinh doanh ra môi trường là vô cùng lớn khiến quá trình xử lý rác thải không thể bắt kịp (đặc biệt là ở thành phố lớn). Trong khi đó, tỷ lệ gia tăng dân số của Việt Nam đang giảm từ 3.07% (1960) xuống còn 1.03% (2017). Bạn có thể tham khảo dân số Việt Nam ở đây

Ô nhiễm nguồn nước là do rác thải sinh hoạt của con người

Dù tỷ lệ gia tăng dân số đang có xu hướng giảm nhưng lượng rác thải ra môi trường ngày càng nhiều. Biểu hiện rõ nhất cho vấn đề này là các bãi rác khổng lồ xuất hiện liên tục trên các tỉnh thành cả nước.

Ví dụ: Các bãi rác khổng lồ ở Hà Nội, Đà Nẵng, Sài Gòn,... hoặc các vùng khác như Bắc Ninh, Hưng Yên...

Nếu cách đây 20 năm, thì rác thải sinh hoạt chủ yếu là các chất hữu cơ dễ phân hủy như protein, mỡ, chất dinh dưỡng, giấy vụn,... Nhưng hiện nay, rác thải sinh hoạt còn bao gồm túi nilon, pin, các chất thải rắn độc hại,...

Có thể bạn chưa biết: Ô nhiễm nguồn nước còn do Pin gây ra đó. Nghĩa là: 1 quả pin có thể làm ô nhiễm 500l nước và 1m2 đất đó

2. Do sản xuất nông nghiệp

Nước ta thuộc trong TOP các nước xuất khẩu gạo ra thế giới, do đó các hoạt động nông nghiệp, nuôi trồng người dân đều sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật.

Trong thực tế, nếu sử dụng thuốc bảo vệ thực vật đúng - đủ liều lượng thì không sao. Nhưng người Việt Nam chúng ta lại quá lạm dụng (tăng liều lượng 3 - 4 so với khuyến cáo) với mong muốn tăng hiệu suất cây trồng.

Và hiệu suất tăng cao thật, sâu bệnh ít đi thật, ô nhiễm nguồn nước thật, nhiều người mắc bệnh do ăn phải nguồn nước bị ô nhiễm thật. Đó vẫn chưa là gì, nhiều nông dân còn sử dụng các loại thuốc trừ sâu đã bị cấm như Thiodol, Monitor,... để kích thích cây trồng tăng trưởng.

Nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước

Tiếp đó là ý thức của người nông dân. Nhiều người khi phun thuốc sâu xong sẽ vứt ngay bao bì, vỏ chai xuống ao, mương, máng mà không thu gom lại. Điều này cũng là nguyên nhân khiến nguồn nước bị ô nhiễm. Ngoài ra, nước thải từ các hoạt động chăn nuôi gia súc, động vật chưa qua xử lý cũng khiến ô nhiễm môi trường nước.

Bạn nên đọc thêm thực trạng ô nhiễm nguồn nước ở nông thôn để hiểu hơn về ô nhiễm môi trường nước ở nông thôn nhé.

3. Do sản xuất công nghiệp

Sản xuất công nghiệp là nguyên nhân chính khiến ô nhiễm môi trường nước. Tại sao lại như vậy?

- Thứ nhất: Nhiều nhà máy xí nghiệp đã xả nước thải, hóa chất, nước giặt công nghiệp chưa xử lý xuống dòng sông khiến cá dưới sông chết hàng hoạt, nước thì đen ngòm, bốc mùi khó chịu.

- Thứ hai: Các vụ đắm tàu chở dầu, chở hóa chất đã làm cả vùng biển, vùng sông rộng lớn bị nhiễm bẩn, ô nhiễm nguồn nước, ảnh hưởng nghiêm trọng tới các sinh vật có trong nước và con người

Nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước

4. Do tự nhiên

Mặc dù ở Việt Nam không có tuyết, động đất, núi lửa nhưng các trận mưa, lũ lụt, hạn hán, bão, xâm nhập mặn cũng khiến ô nhiễm nguồn nước,... Khi các vấn đề trên xảy ra thì động vật, cây cối, sinh vật sẽ chết đi và phân hủy thành các chất hữu cơ gây ô nhiễm nguồn nước, nước ngầm, nước mặt.

Ví dụ các trận mưa hoặc lũ lụt nhé: Khi có mưa lớn, lũ lụt, nước sẽ cuốn trôi tất cả mọi thứ trên mặt đất: từ bùn, đất, nước thải đến mọi rác thải của con người chưa kịp xử lý và trong đó có cả những bãi rác khổng lồ

5. Nguyên nhân từ cơ quan chức năng

Ngoài 4 nguyên nhân trên, đáng chú ý là sự bất cập trong công tác quản lý bảo vệ môi trường của các nhà chức trách. Nhiều cơ quan chức năng thơ ơ bỏ mặc các hành vi xả thải chưa qua xử lý ra sông.

Điều này nói rõ nhận thức của nhiều cơ quan quản lý, tổ chức là chưa sâu sắc, chưa đầy đủ, chưa hiểu rõ về mối nguy hại mà ô nhiễm môi trường nước gây ra.

Hậu quả của ô nhiễm nguồn nước

Tác hại của ô nhiễm môi trường nước là vô cùng to lớn, nó không chỉ ảnh hưởng tới thực vật, các loài sinh vật sống và phát triển dưới nước mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe của con người

1. Hậu quả của ô nhiễm nguồn nước tới sức khỏe con người

Tính tới hiện nay, tỉ lệ người mắc các bệnh cấp và mãn tính liên quan tới ô nhiễm nguồn nước như tiêu chảy, ung thư, viêm da, dị ứng, viêm màng kết,... ngày càng tăng. 

Điều này cho thấy, tác hại của ô nhiễm nguồn nước là vô cùng nghiêm trọng. người dân sinh sống quanh khu vực ô nhiễm sẽ ngày càng mắc nhiều loại bệnh có liên quan do dùng nước ô nhiễm, nước bẩn trong hoạt động hàng ngày.

Có thể bạn chưa biết, nước thải từ các nhà máy xí nghiệp, các công ty hóa chất, giặt công nghiệp có chứa rất nhiều thành phần độc hại như: thủy ngân, Asen (thạch tín), BOD, COD,... đặc biệt còn chứa các mầm bệnh nguy hiểm.

>>>>> Bạn có thể tìm hiểu thêm về BOD, COD, độ pH trong bài viết: Trong nước thải có các chất gây ô nhiễm nào?

Hậu quả của ô nhiễm nguồn nước tới sức khỏe con người

» Asen

Các nghiên cứu khoa học cho rằng khi sử dụng nguồn nước nhiễm Asen hay các chất độc khác thì con người có thể bị mắc các bệnh mãn tính như ung thư da. Ngoài ra, khi bạn uống phải nguồn nước có Asen với nồng độ 0.1 mg/l thì rất có thể bạn sẽ bị nhiễm độc hệ thống tuần hoàn đó.

» Chì

Nguồn nước bị ô nhiễm không chỉ tồn tại Asen mà còn có chì. Theo WHO, nhiễm độc chì lâu ngày sẽ gây a những hậu quả nghiêm trọng về sức khỏe, đặc biệt là trẻ nhỏ.

Khi bị nhiễm chì, con người có thể bị giảm chỉ số IQ, các bệnh về thận, thần kinh, tim mạch, xương, răng,... thậm chí cả hệ sinh sản.

» Các chất độc hại khác có trong nước thải

- Nếu bị nhiễm Amoni, Natri, Nitrat thì có thể sẽ mắc bệnh xanh da, thiếu máu, có thể ung thư nếu bị nhiễm nặng.

- Khi nhiễm Natri có thể bị bệnh cao huyết áo, tim mạch

- Lưu huỳnh sẽ gât ra bệnh về tiêu hóa

- Kali gây bệnh thoái hóa cột sống, đau lưng, mỏi khớp,...

... Hoặc các chất trong thuốc sâu, thuốc bảo vệ thực vật sẽ gây ngộ độc, viêm gan, nôn mửa,...

2. Hậu quả của việc ô nhiễm nguồn nước tới sinh vật sống dưới nước

Tác hại thứ hai của ô nhiễm nguồn nước là giết chết các loài sinh vật sống dưới nước. Khi nước thải xả xuống biển, sông, suối,... các sinh vật dưới nước sẽ sử dụng nước thải để nuôi sống bản thân.

Nhiều loài động vật không chịu được mà chết (hiện tượng cá chết hàng loạt), còn nếu chịu đựng được thì cũng không ai dám đánh bắt, dần dần rồi cũng chết,.. thậm chí là biến đổi gens, gây hại cho các loài sinh vật khác

Hiện tượng cá chết hàng loạt ở các tỉnh miền Trung năm 2016 do nhiễm chất thải từ công ty Formasa. Điều này đã phá hủy hoàn toàn ngành du lịch của khu vực này tới 90%,...

ô nhiễm nguồn nước không chỉ đơn giản như vậy. Khi nguồn nước bị ô nhiễm, nó sẽ kéo theo môi trường đất, không khí cũng bị ô nhiễm. Từ đấy, con người lại mắc thêm nhiều bệnh tật khác nữa.

Hậu quả của ô nhiễm nguồn nước

Biện pháp xử lý ô nhiễm nguồn nước tối ưu nhất hiện nay

Để giải quyết được vấn đề ô nhiễm nguồn nước cần phải có chủ trương, kế hoạch lâu dài, chi tiết, cần thận chứ không thể muốn là có thể xử lý được. Ngoài ra, xử lý ô nhiễm nguồn nước còn cần sự chung tay của các cơ quan và mỗi người dân sống ở đó. Cụ thể như là:

  • Đối với người dân, cần nâng cao ý thức không xả rác bừa bãi sau đó tuyên truyền, cổ động viên mọi người chung tay dọn dẹp rác thải, khi thông mương máng.

  • Cần xây dựng các điểm thu gom rác, phân loại rác thải để chôn lấp tránh hiện tượng đổ rác bừa bãi gây ô nhiễm không khí, lòng đất, đặc biệt là nguồn nước ngầm

  • Yêu cầu xây khu công nghiệp phải cách thật xa khu dân. Các nhà máy sản xuất trong khu công nghiệp phải có các hệ thống xử lý nước thải, rác thải trước khi xả ra bên ngoài

  • Đối với nguồn nước chưa được bảo đảm nên sử dụng vật liệu lọc nước: sỏi, cát, than hoạt tính, cát mangan,... để làm bể lọc thô sau đó sử dụng máy lọc nước công nghệ nano hoặc RO để loại bỏ các chất bẩn, chất độc hại, vi khuẩn, vi rút, ion kim loại nặng,...

  • Ngoài ra, nhà nước hay các cấp chính quyền cần có những biện pháp để cải tạo nguồn nước, xử lý nguồn nước. Ví dụ như hiện nay sống Tô Lịch đang được thử nghiệm và làm sạch bằng công nghệ Nhật Bản.

  • Sử dụng máy lọc nước tổng sinh hoạt để xử lý nguồn nước của gia đình bạn

Biện pháp xử lý ô nhiễm nguồn nước tối ưu nhất hiện nay

Đó là thực trạng ô nhiễm nguồn nước ở Việt Nam hiện nay. Nếu gia đình bạn đang sống tại khu vực có nguồn nước bị ô nhiễm thì Green khuyên bạn nên sử dụng các vật liệu lọc nước  để hạn chế bớt chất độc hại bảo vệ sức khỏe cho chính gia đình mình ngay tại nhà mà không phải tốn quá nhiều thời gian, tiền bạc và công sức.

Công ty TNHH Green là đơn vị chuyên cung cấp các hệ thống xử lý nước, vật liệu lọc nước quý khách quan tâm đến sản phẩm vui lòng liên hệ với chúng tôi theo thông tin dưới đây để đước tư vấn giải đáp. Xin cảm ơn !

 
Comments