Nước thải có nồng độ chất hữu cơ cao là nguồn ô nhiễm môi trường rất lớn. Bởi vậy, yêu cầu các giải pháp xử lý nước thải hữu cơ cao là yêu cầu cấp thiết để giảm gánh nặng môi trường từ hoạt động sinh hoạt và sản xuất công nghiệp. Cùng tìm hiểu 5 giải pháp xử lý hiệu quả nhất được nhiều chuyên gia môi trường đánh giá cao sau đây cùng Green.
Nguồn gốc phát sinh và đặc tính của nước thải giàu chất hữu cơ
Nguồn gốc phát sinh
Nước thải có hàm lượng chất hữu cơ cao thường là nước thải sinh hoạt từ các hộ gia đình, trường học, nhà hàng khách sạn, nước thải từ các cơ sở giết mổ gia súc, chăn nuôi công nghiệp... Bên cạnh đó, nước thải từ các quá trình sản xuất thực phẩm, chế biến thủy hải sản, sản xuất bia rượu nước ngọt... cũng rất giàu chất hữu cơ.
Nước thải giàu chất hữu cơ chủ yếu chứa các chất hữu cơ ít độc có nguồn gốc thực vật hoặc động vật. Trong đó cacbonhydarat, protein và chất béo chiếm đa phần. Hàm lượng chất rắn lơ lửng, BOD, COD của nguồn nước thải này rất cao. Nếu không được xử lý, chúng sẽ gây ra nhiều tác hại nguy hiểm với môi trường.
Một số chỉ số đánh giá chất lượng nước thải hữu cơ
Có 10 chỉ số chính được sử dụng làm căn cứ xử lý nước thải hữu cơ bao gồm:
Chỉ số pH: Sự thay đổi thành phần nước thải sẽ làm thay đổi độ pH. Đây cũng là yếu tố để thúc đẩy hoặc ngăn chặn các phản ứng hóa học, sinh học.
Độ đục: Biểu hiện mật độ của các hạt lơ lửng tự do trong nước thải. Độ đục càng cao, độ ô nhiễm càng lớn.
Màu sắc: Nước thải xuất hiện màu do phân hủy chất hữu cơ trong xác động vật, thực vật phân rã hoặc nước có sắt, mangan.
Hàm lượng chất rắn: Bao gồm chất rắn vô cơ dạng hòa tan (muối tan) hoặc không tan (đất, huyền phù) và các chất hữu cư, vi sinh vật, chất hữu cơ tổng hợp, chất thải công nghiệp... Chúng ảnh hưởng tới mức độ hóa chất, vi sinh cần để xử lý.
Hàm lượng oxy hòa tan (DO): Ảnh hưởng tới khả năng xử lý của các vi sinh vật hiếu khí xử lý nước thải.
Chỉ số COD: Là nhu cầu oxy hóa học để chuyển hóa khí CO2 và H2O. Chất hữu cơ sẽ có COD cao hơn BOD.
Chỉ số BOD: Nhu cầu oxy sinh hóa dùng cho các vi sinh vật hoại khí, hiếu khí.
Tổng nito: Là các sản phẩm amon, nitrat, nitrit..., có mối quan hệ với BOD5 và P trong xử lý.
Hàm lượng photpho: tồn tại ở dạng H2PO4–, HPO4–, PO43-, các nguồn polyphosphat như Na3(PO3)6 và phospho hữu cơ. Đây là nguyên nhân chính của hiện tượng phú dưỡng gây ô nhiễm. Tỷ số BOD5:N:P sẽ giúp chọn kỹ thuật bùn hoạt tính thích hợp cho quá trình xử lý.
Chỉ tiêu vi sinh: Các nguồn bệnh lan truyền qua nước biểu thị ở nồng độ của vi khuẩn chị thị.
Giải pháp xử lý nước thải hữu cơ triệt để, tiết kiệm
Nhà vận hành có thể tham khảo một trong các giải pháp xử lý nước thải hữu cơ sau đây.
Công nghệ xử lý nước thải bùn hoạt tính hiếu khí
Bùn hoạt tính sẽ được phối trộn với õi và khối sinh học gồm vi khuẩn và động vật nguyên sinh. Quá trình này sẽ dẫn oxy vào hỗn hợp nước thải được xử lý sơ bộ hoặc sàng lọc. Sau đó kết hợp với các sinh vật để tạo ra một khối sinh học gồm các vi khuẩn hoại sinh, nitrobacteria cà khử nitơ để làm giảm hàm lượng chất ô nhiễm hữu cơ và biến đổi sinh học amoniac trong nước thải.
Công nghệ này có thể loại bỏ hiệu quả các chất hữu cơ, chất nitrogene khi có đủ O2. Tuy nhiên, nước ô nhiễm luôn trong trạng thái thiếu oxy nhiều bùn cặn cần tích hợp thêm thiết bị sục khí.
Công nghệ xử lý sinh học màng
Công nghệ này còn được gọi là màng MBR. Đây là sự kết hợp giữa quá trình lọc màng vi lọc hoặc siêu lọc với lò phản ứng sinh học lơ lửng. Chúng được sử dụng rộng rãi trong cho nước thải đô thị và công nghiệp.
Phương pháp MBR hoạt động tương tự như xử lý bằng bùn hoạt tính. Nhưng sử dụng màng hiệu quả hơn và ít phụ thuộc vào nồng độ oxy của nước hơn. MBR xử lý hiệu quả các chất hữu cơ, amoniac với nồng độ chất rắn lơ lửng cao. Tuy nhiên, màng thường xuyên tác nghẽn nên cần làm sạch và thay thế thường xuyên.
Bể xử lý sinh học kỵ khí UASB
Với phương pháp này, nước thải được phân phối theo hướng từ dưới lên và đi qua lớp bùn kỵ khí. Tại đây các chất hữu cơ sẽ phân hủy bởi các vi sinh vật. Một số chế phẩm vi sinh kỵ khí (thiếu oxy) sẽ được bổ sung nhằm tăng lượng vi sinh vật và hiệu quả xử lý.
Hệ thống tách pha phía trên bể sẽ tách các pha rắn, lỏng, khí để ngăn ngừa sự mất sinh khối của bùn từ việc thải khí và xả nước. Các chất khí sẽ bay lên và được thu hồi. Phần bùn sẽ rơi xuống đáy bể và nước sau khi xử lý sẽ theo máng lắng về bể tiếp tục khử khuẩn.
Ưu điểm của hệ thống là có thể loại bỏ được các chất ô nhiễm hữu cơ khỏi nước hiệu quả. Đồng thời, đạt nồng độ sinh khối cao mà không cần vật liệu hỗ trợ, làm giảm chi phí.
Bộ lọc sinh học kỵ khí
Gồm bộ tách ba pha khí, chất rắn và chất lỏng. Phần dưới của lớp bùn và đáy bùn. Khu vực bùn thải, bùn được đưa đến từ đáy lò phản ứng và phản ứng hoàn toàn bùn kỵ khí. Chất hữu cơ bị phân hủy thành vi sinh vật kỵ khí biogas. Hiệu quả đạt 80% chất hữu cơ được chuyển thành mêtan sau xử lý.
Mương oxy hóa kết hợp phân hủy sinh học hiếu khí và kỵ khí
Mương Oxy hóa được xây dựng theo hình oval, sâu 1m-1,5m, vận tốc dòng nước từ 0,1m/s – 0,4m/s. Để đảm bảo sự tiếp xúc tốt nhất giữa bùn, nước và cấp oxy, thiết bị khuấy trộn dạng guồng quay trục ngang sẽ được bố trí thêm. Bùn hoạt tính được thêm vào mương để các vi sinh vật xử lý các chất ô nhiễm. Ưu điểm của chúng là vận hành đơn giản, chi phí thấp, hoạt động ổn định. Nhưng nhược điểm là tốn diện tích.
Trên thị trường hiện nay có rất nhiều cơ sở giải pháp xử lý nước thải. Tuy nhiên, không phải đơn vị nào cũng đảm bảo chất lượng. Nếu bạn đang tìm địa chỉ cung cấp giải pháp xử lý nước thải uy tín, giá tốt, hãy liên hệ với chúng tôi. Hãy để Green đồng hành cùng bạn. Chúng tôi tự tin mang lại sản phẩm uy tín, chất lượng nhất trên thị trường cho gia đình bạn.
Thông tin liên hệ:
Trụ sở Hà Nội: Tầng 4, số 57 Lê Quý Đôn, phường Bạch Đằng, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội.