Tin tức

Xử Lý Nước Thải Ngành Chế Biến Thực Phẩm

December 30 2022
251 lượt xem

Trải qua nhiều năm hoạt động và phát triển, ngành công nghiệp thực phẩm tại Việt Nam đã đáp ứng đầy đủ cho nhu cầu của người dân, giảm thiểu nhập khẩu và tham gia vào quá trình xuất khẩu ra nước ngoài. Song nhiều doanh nghiệp mới sẽ gây áp lực lên môi trường, đặc biệt là nguồn nước thải chế biến thực phẩm. Vậy cần phải xử lý nước thải ngành chế biến thực phẩm như thế nào? Hãy cùng với công ty xử lý nước thải Green Water tìm hiểu kĩ qua nội dung bài biết sau.

Xử Lý Nước Thải Ngành Chế Biến Thực Phẩm
Vì sao cần phải xử lý nước thải ngành chế biến thực phẩm?

Vì sao cần phải xử lý nước thải ngành chế biến thực phẩm?

Nước thải chế biến thực phẩm khi thải vào môi trường tự nhiên sẽ gây suy giảm độ oxy hòa tan có trong nước. Vì thế nó sẽ gây tác động xấu và ảnh hưởng đến các sinh vật, các loại thủy sinh sống trong nước. Các chất rắn lơ lửng, độ màu, tinh bột... trong nước thải ngăn cản ánh sáng thẩm thấu xuống đáy. Lâu dần nó sẽ ảnh hưởng đến quá trình quang hợp của các loại rong tảo. Các chất dinh dưỡng Nito, Photpho có trong nước thải tích tụ lâu ngày sẽ gây tình trạng phú dưỡng hóa, suy giảm chất lượng của nguồn nước.
Các vi sinh vật kỵ khí hoạt động phân giải các chất hữu cơ sẽ tạo nên mùi hôi trong nước rất khó chịu. Nếu con người chúng ta sử dụng trực tiếp sẽ gây nhiều bệnh nghiêm trọng, ảnh hưởng đến sức khỏe.

>> Xem thêm: Cách Xử Lý Nước Có Độ PH Cao Đơn Giản Và Hiệu Quả

Phân loại nước thải chế biến thực phẩm

Nước thải ngành công nghiệp chế biến thực phẩm đa phần chứa các chất hữu cơ ít độc có nguồn gốc là thực vật. Đa phần là cacbonhydrat, ít chất béo và protein nên dễ bị phân hủy bởi vi sinh. Ngoài ra, chất thải có nguồn gốc từ động vật thì đa phần có thành phần là protein và chất béo. Vì vậy, khó bị phân hủy bởi vi sinh vật hơn.
Nước thải chế biến thực phẩm có nhiều loại khác nhau:

  • Nước thải chế biến sữa cùng các sản phẩm được chế biến từ sữa
  • Nước thải chế biến từ dầu thực vật
  • Nước thải chế biến bia rượu, nước giải khát
  • Nước thải chế biến thực phẩm ăn nhanh
  • Nước thải chế biến bánh kẹo
  • Nước thải chế biến đường cùng các sản phẩm từ đường
  • Nước thải chế biến nước mắm
  • Nước thải chế biến rau củ quả
  • Nước thải chế biến đồ hộp

Đặc trưng nước thải chế biến thực phẩm

Do đặc thù ngành sản xuất thực phẩm hiện nay rất đa dạng về thành phần cũng như nguyên liệu nên đặc trưng và tính chất nó cũng khá đa dạng. Điển hình như sau:
⦁ Thứ nhất, chứa hàm lượng các chất dinh dưỡng như N, P cao
⦁ Thứ hai, nếu nguyên liệu chế biến là động vật thì trong nước thải sẽ chứa lượng lớn protein. Hoặc chứa các chất béo, dầu mỡ cao.
⦁ Thứ ba, các thành phần BOD, COD, TSS và vi khuẩn trong nước thải khá cao.
⦁ Thứ tư, chủ yếu là các thành phần hữu cơ và ít các chất độc hại
⦁ Thứ năm, có độ mặn, độ màu cao.

Một số phương pháp xử lý nước thải chế biến thực phẩm

Có nhiều phương pháp xử lý nước thải chế biến thực phẩm khác nhau. Bạn có thể tham khảo một số phương pháp sau:

Xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học

Phương pháp này sử dụng khả năng sống và hoạt động của các vi sinh vật. Chúng nhằm phân hủy các chất hữu cơ trong nước thải. Các vi sinh vật sử dụng các chất khoáng cùng các chất hữu cơ làm dinh dưỡng và tạo năng lượng. Trong quá trình dinh dưỡng, chúng nhận các chất làm vật liệu để xây dựng tế bào. Sau đó, tiếp tục sinh trưởng, sinh sản tạo nên sinh khối.

Xử lý nước thải bằng phương pháp hóa học - hóa lý

Xử Lý Nước Thải Ngành Chế Biến Thực Phẩm
Bản chất của quá trình xử lý nước thải bằng phương pháp hóa lý là áp dụng quá trình vật lý và hóa học

Bản chất của quá trình xử lý nước thải bằng phương pháp hóa lý là áp dụng quá trình vật lý và hóa học. Đưa vào nước thải các hóa chất phản ứng để gây tác động đến các tạp chất bẩn. Biến đổi hóa học sẽ tạo thành các chất khác dưới keo tụ, chất hòa tan hoặc dạng cặn. Phương pháp hóa lý thường áp dụng để xử lý nước thải chế biến thực phẩm là keo tụ, tuyển nổi... Các phương pháp này được ứng dụng để loại ra khỏi nước thải các hạt lơ lửng phân tán. Các chất vô cơ cùng các chất hữu cơ hòa tan.

>> Xem thêm: Hệ Thống Xử Lý Nước Thải Y Tế An Toàn

Xử lý nước thải bằng phương pháp cơ học

Phương pháp cơ học được sử dụng nhằm loại bỏ các tạp chất không hòa tan chứa trong nước thải. Do đó, tránh ảnh hưởng đến các thiết bị cơ khí trong hệ thống bơm, van, đường ống... Đảm bảo cho chất lượng xử lý ở các công đoạn sau của hệ thống.
Phương pháp cơ hoạt sẽ tách khoảng 60% các tạp chất hòa tan khỏi nước thải. Tuy nhiên BOD treong nước thải lại không giảm đi bao nhiều. Vì thế để tăng cường xử lý cơ học, người ta thường làm thoáng nước thải sơ bộ trước khi lắng. Làm điều này thì hiệu suất xử lý của phương pháp có thể tăng lên đến 75% BOD có thể giảm đến 15%.

Kết luận

Trên đây là các phương pháp xử lý nước thải ngành chế biến thực phẩm hiện đại, đơn giản và hiệu quả. Hy vọng, với các phương pháp này bạn sẽ đảm bảo chất lượng nguồn nước trước khi xả thải ra môi trường. Từ đó, giúp bảo vệ môi trường sống của chính chúng ta. Nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc nào về xử lý nước thải hãy liên hệ ngay với Green Water để được giải đáp nhanh chóng và chính xác nhất.

Thông tin liên hệ:

Trụ sở Hà Nội: Tầng 4, số 57 Lê Quý Đôn, phường Bạch Đằng, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội.

Chi nhánh HCM: 82 Nguyễn Bá Tuyển – Phường 12 – Q.Tân Bình – Tp.Hồ Chí Minh

Comments
call