Để đảm bảo hiệu quả làm mát tối ưu nhất cho tháp giải nhiệt, chúng ta cần xử lý hệ thống Cooling Tower khỏi các vấn đề như cáu cặn, ăn mòn hay rong rêu,.. Việc sử dụng hóa chất tẩy rửa hệ thống tháp giải nhiệt (Cooling Tower) chính là biện pháp hữu hiệu đang được rất nhiều doanh nghiệp, công ty sử dụng hiện nay.
Bài viết dưới đây sẽ là tất tần tần tật kiến thức cơ bản về Cooling Tower (Tháp giải nhiệt) và quy trình tẩy rửa Cooling Tower bằng hóa chất xử lý nước đơn giản mà hiệu quả nhất.
Ngoài tháp giải nhiệt, các doanh nghiệp còn thường dùng nồi hơi công nghiệp. Bạn có thể tham khảo những kiến thức về nồi hơi tại: https://greenwater.com.vn/noi-hoi-cong-nghiep-la-gi.html
Hình ảnh hệ thống tẩy rửa hệ thống Cooling tower tại công ty Green
1. Hệ thống tháp giải nhiệt (Cooling Tower) là gì?
Cooling Tower có tên gọi khác là tháp giải nhiệt là một thiết bị trao đổi nhiệt, nhiệt độ sẽ được giảm bớt bằng cách tiếp xức nước và không khí với nhau. Sự truyền nhiệt này sẽ được thực hiện dựa vào quá trình trao đổi nhiệt giữa nước và không khi kèm theo một phần hơi nước được làm mát. Cooling Tower có thể làm nước hạ nhiệt độ xuống mức thấp hơn cả nhiệt độ bên ngoài mà nhiệt máy khác không thể làm được.
Hệ thống tháp giải nhiệt (Cooling Tower) được ứng dụng phổ biến trong nhiều ngành công nghiệp như là: công nghiệp điện, HVAC (hệ thống sưởi, điều hòa,...). Ngoài ra, tháp giải nhiệt (Cooling Tower) còn được sử dụng phổ biến trong các nhà máy chế biến thực phẩm, nhà máy lọc dầu, khí đốt, nhà máy hóa dầu.
Cooling Tower còn được ứng dụng trong một số ngành công nghiệp khác như:
Công nghiệp hóa chất
Sản phẩm sữa & công nghiệp chế biến
Công nghiệp sản xuất nhựa
Công nghiệp sản xuất giấy
Công nghiệp dược phẩm
Nhà máy hóa chất nông nghiệp
Nhà máy đường & gạo
2. Cấu tạo của Cooling Tower (Tháp giải nhiệt)
Về cấu tạo của tháp giải nhiệt, Green xin đưa ra cấu tạo chung mà mọi máy Cooling Tower đều có:
Cấu tạo chung của Cooling Tower
Vỏ tháp: Vỏ tháp được cấu tạo từ vật liệu sợi thủy tinh nhằm chống han gỉ, chóng ăn mòn. Vì thế, vỏ tháp thường rất khó bị gỉ trừ những trường hợp bị cáu cặn bám quá nhiều, howjc do va chạm làm xước vỏ tháp.
Tẩm giải nhiệt: Tấm giải nhiệt được làm bằng vật liệu PVC có chức năng phân chia nước, được thiết kế dạng gợn sóng nhằm giảm nhiệt nhanh, mang lại hiệu quả làm máy cho nước cao.
Cánh quạt: Được làm từ hợp kim nhôm, cánh và mâm quạt được thiết kế trên đỉnh tháp nhằm hút gió và hơi nước khi đã được làm nguội.
Động cơ: Động cơ được thiết kế với khả năng chống nước, kết cấu gọn nhẹ, tinh tế, hoạt động êm ái, sử dụng dễ dàng
Ngoài ra còn một số bộ phận khác như:
Đế bồn
Hệ thống phân nước
Tấm tản nước
Thiết bị chống ồn
3. Các loại tháp giải nhiệt (Cooling Tower) tiên tiến nhất hiện nay
Không phải tất cả các loại tháp giải nhiệt đều phù hợp cho nhiều ngành. Tháp giải nhiệt sẽ được thiết kế và sản xuất theo nhiều loại, với nhiều kích cỡ có sẵn. Hiểu được điểu này, cùng với những ưu nhược điểm của chúng, Green xin đưa ra 2 loại máy Cooling Tower được sử dụng nhiều nhất hiện nay:
1. Cooling Tower chéo (Tháp giải nhiệt chéo)
2. Cooling Tower ngược (Tháp giải nhiệt ngược)
4. Nguyên lý hoạt động của tháp giải nhiệt (Cooling Tower)
Nước nóng sẽ từ thiết bị công nghiệp chảy xuống tháp qua 2 đường ống ở trên đỉnh tháp. Sau đó, nước sẽ được chảy và bao phủ mặt trên của tháp. Lúc này, nước sẽ chảy xuống bộ trao đổi nhiệt qua các lỗ nhỏ.
Khi nước đi vào bộ trao đổi nhiệt, một lượng lớn không khi sẽ di chuyển liên tục dọc theo 2 bên của tháp vào bên trong. Khi không khí tiếp xúc với nước, nhiệt độ của nước sẽ giải nhanh chóng. Cuối cùng khi nước được làm nguội sẽ chảy xuống hố chứa nước dưới đáy tháp còn không khí sẽ được quạt thông gió trên đỉnh tháp hút và thổi đi.
Lúc này một vòng giải nhiệt của Cooling đã hoàn thành. Tuy nhiên, tháp giải nhiệt thường xuyên bị cáu cặn bám do độ cứng trong nước khá cao. Vì vậy, sau một thời gian hoạt động, Cooling Tower cần được tẩy rửa để luôn giữ được hiệu suất cao nhất
Nguyên lý hoạt động của Cooling Tower
5. Tại sao phải tẩy rửa tháp giải nhiệt Cooling Tower
Như các bạn cũng biết, đường ống tháp giải nhiệt thường bị đóng cáu cặn do các tạp chất đi qua và đọng lại trong đường ống. Khi đường ống có cáu cặn sẽ làm ăn mòn kim loại, các thiết bị trong tháp giải nhiệt. Ngoài ra, cáu cặn còn ảnh hưởng đến quá trình trao đổi nhiệt, giảm công suất, hiệu quả hoạt động của thiết bị.
Hơn nữa, nếu đường ống có quá nhiều cáu cặn sẽ làm tắc nghẽn đường ống, làm tăng áp suất trong đường ống và có thể gây nổ đường ống hoặc giảm tuổi thọ của sản phẩm.
Chính vì thế, việc tẩy rửa cáu cặn trong đường ống tháp giải nhiệt là vô cùng cần thiết. Tuy nhiên, tẩy rửa hay làm bất kỳ việc gì cũng cần có kế hoạch, quy trình nếu không rất dễ gây ra những hậu quả không thể lường được.
>>>>> Xem thêm: Hóa chất tẩy rửa là gì và có những loại nào?
6. Quy trình tẩy rửa Cooling Tower bằng hóa chất xử lý nước Green
Tẩy rửa cáu cặn đường ống Cooling Tower sẽ có 8 bước, do đó đừng bỏ qua chi tiết nhỏ nào trong các bước này nhé. Rồi chúng ta bắt đầu nhé:
Bước 1: Tính dung tích chứa nước của thiết bị cần tẩy rửa
Dung tích chứa nước của thiết bị bằng Tổng lượng nước trước khi tuần hoàn trừ đi lượng nước còn lại trong thùng chứa khi đang tuần hoàn qua thiết bị.
Lưu ý: Lượng nước còn lại trong thùng chứa khi đang tuần hoàn chỉ cần tối thiểu để lượng hoá chất cần pha là tiết kiệm nhất.
Thông thường, dung tích chứa nước của thiết bị xác định qua tài liệu kỹ thuật của thiết bị hoặc được tính sơ bộ từ trước để lập dự trù cho lượng hoá chất cần thiết.
Bước 2: Pha hoá chất tẩy rửa vào bồn của tháp giải nhiệt
Người dùng cần lưu ý lượng nước còn trong hệ thống khi đang tuần hoàn chỉ cần ở mức tối thiểu để tiết kiệm tối đa lượng hóa chất cần pha. Thông thường, tỷ lệ pha hoá chất được tính trên dung tích chứa nước của thiết bị theo tỷ lệ từ 10% - 50%.
Bước 3: Tuần hoàn dung dịch tẩy rửa qua thiết bị
Thời gian tuần hoàn tuỳ thuộc vào mức độ cáu cặn có trong thiết bị. Thông thường là từ 3 giờ đến 6 giờ đối với các thiết bị làm mát bằng nước. Trong quá trình tuần hoàn nếu thấy dung dịch trở nên quá bẩn thì nên thay toàn bộ dung dịch bằng một lượng dung dịch mới với cách pha và tỷ lệ như đã nêu trên.
Trong quá trình này, phần lớn lớp cáu cặn bám dính trong thiết bị sẽ bị dung dịch tẩy rửa hoà tan và thiết bị trở nên sạch sẽ.
Bước 4: Dừng quá trình tuần hoàn dung dịch tẩy rửa và xả bỏ hết dung dịch tẩy rửa
Dung dịch tẩy rửa cần phải được trung hoà trước khi thải ra môi trường nếu độ pH < 6.5.="" đây="" là="" một="" trong="" những="" quy="" tắc="" cần="" thiết="" và="" luôn="" được="" green="" áp="" dụng để="" tránh="" việc="" các="" hóa="" chất="" gây="" hại="" cho="" môi="" trường="" và="" ảnh="" hưởng="" đến="" sức="" khỏe="" của="" con="">
Bước 5: Bơm tuần hoàn dung dịch trung hoà qua thiết bị cần tẩy rửa
Thời gian tuần hoàn dung dich trung hoà khoảng 30 - 60 phút.
Mục đích của viêc trung hoà là bảo vệ bề mặt của lớp kim loại khỏi bị ăn mòn.
Bước 6: Dùng bơm áp lực cao xối nước vào các tấm tản nhiệt của Tháp giải nhiệt
Dung dịch trung hoà sau khi được tuần hoàn qua thiết bị có thể dùng để trung hoà lượng dung dịch tẩy rửa đã sử dụng trước khi thải ra môi trường.
Bước 7: Vệ sinh bồn chứa của Tháp giải nhiệt để loại bỏ hết các chất cáu bẩn trong quá trình tẩy rửa
Loại bỏ hoàn toàn phần cáu cặn và chất nhờn có trong ống đồng sau khi đã được làm mềm bằng hóa chất.
Bước 8: Bơm nước mới vào tháp giải nhiệt và vận hành như bình thường
Lưu ý: Nên thường xuyên mở van xả đáy của tháp giải nhiệt trong vòng 07 ngày sau khi tẩy rửa để những chất cáu cặn được đưa ra ngoài hết.
Xem thêm: Hóa chất tẩy rửa cáu cặn tháp giải nhiệt cooling tower
Đó là quy trình tẩy rửa Cooling Tower bằng hóa chất xử lý nước Green mà chúng tôi muốn gửi đến bạn. Nếu bạn chưa hiểu rõ phần nào hoặc có nhu cầu mua hóa chất tẩy rửa, các loại hóa chất. Hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn nhé