Tin tức

Nước Thải Sinh Hoạt Là Gì? Đặc Trưng Của Nước Thải Sinh Hoạt

February 06 2024
553 lượt xem

Nước thải đang là một vấn đề lo ngại tại Việt Nam. Bất kể là nước thải từ ngành công nghiệp, y tế, hay đô thị, nó đã trở thành một thách thức khó khăn đối với các quan chức, đặc biệt là ở các đô thị lớn như Hà Nội, Tp. Hồ Chí Minh, Đà Nẵng,...

Nước Thải Sinh Hoạt Là Gì? Đặc Trưng Của Nước Thải Sinh Hoạt
Nước Thải Sinh Hoạt Là Gì? Đặc Trưng Của Nước Thải Sinh Hoạt

Những điều gì cần biết về nước thải sinh hoạt? Tiêu chuẩn nước thải sinh hoạt tại Việt Nam là như thế nào? Hãy cùng Green Water khám phá thông tin liên quan đến vấn đề này thông qua bài viết dưới đây!

I. Nước thải sinh hoạt là gì?

Nước thải sinh hoạt đề cập đến mọi loại nước được xả ra môi trường sau khi đã phục vụ cho các hoạt động hàng ngày của cộng đồng, bao gồm khu đô thị, trường học, trung tâm thương mại, khu vui chơi giải trí, cơ quan,... Thông thường, nước thải sinh hoạt có nguồn gốc từ các công việc như tắm, giặt, và vệ sinh cá nhân,..

Nước thải này thường chứa đựng nồng độ chất ô nhiễm cao vì nó bao gồm nhiều chất độc hại. Ví dụ như chất tẩy rửa, thuốc trừ sâu, hóa chất, vi khuẩn, dầu mỡ, phốt pho, BOD5, COD,... Ngoài ra, nó còn chứa yếu tố gây ô nhiễm cực kỳ nguy hiểm từ các loại virus, vi khuẩn, giun sán,..

Theo thống kê của Bộ Tài Nguyên và Môi Trường, nước thải sinh hoạt là nguyên nhân chủ yếu gây ra tình trạng ô nhiễm nguồn nước và sự khan hiếm nước sạch. Tình trạng này ngày càng trở nên đáng báo động hơn.

>> Xem thêm: Chất Thải Nguy Hại Là Gì? Cách Phân Loại Và Xử Lý Chất Thải Nguy Hại

II. Phân loại nước thải sinh hoạt

Dựa theo tính chất, mục đích sử dụng của con người và thành phần chất ô nhiễm được chia ra làm 3 loại cơ bản sau:

  • Nước thải sinh hoạt từ nhà vệ sinh.

  • Nước thải khu vực nhà bếp.

  • Nước thải tắm giặt.

1. Nước thải sinh hoạt từ nhà vệ sinh, toilet

Nước thải sinh hoạt từ khu vực nhà vệ sinh được xem là nguồn nước thải ô nhiễm nhất. Đồng thời là nguyên nhân chủ yếu khiến cho nước thải này có màu đen và mang mùi hôi khó chịu. Bởi thành phần chủ yếu của nước thải nhà vệ sinh bao gồm phân, nước tiểu, cặn bẩn lơ lửng, và các tạp chất cùng vi sinh vật gây bệnh,..

Các chất gây ô nhiễm đặc trưng và độc hại trong loại nước thải này bao gồm BOD, COD, Nitơ, Phospho. Những chất này có khả năng gây tác động tiêu cực đối với hệ sinh thái. Chúng tạo ra tình trạng ô nhiễm và ảnh hưởng đến cuộc sống của cộng đồng.

Một ví dụ rõ ràng về sự ảnh hưởng của nước thải từ khu vực nhà vệ sinh là mùi hôi trong toilet. Nguyên nhân của hiện tượng này xuất phát từ vi sinh vật phân hủy chất hữu cơ trong bể chứa, chúng chết do thời gian sử dụng quá lâu hoặc do lượng nước thải và chất thải quá lớn, gây nên tình trạng tắc nghẽn toilet.

Điều này dẫn đến mùi hôi trong nhà vệ sinh, tạo cảm giác khó chịu cho các thành viên trong gia đình. Một cách hiệu quả để giảm mùi hôi là sử dụng các chế phẩm vi sinh.

2. Nước thải từ khu vực nấu nướng, tẩy rửa ở nhà bếp

Nước thải tại khu vực này không thường bị ô nhiễm quá mức, điều này có nguồn gốc từ nước thải phát sinh từ các hoạt động sơ chế thực phẩm, rửa chén bát, tẩy rửa bát đĩa, và vệ sinh khu vực bếp,.. Tuy nhiên, loại nước thải này thường chứa đựng nhiều dầu mỡ, cặn bẩn hữu cơ, tạp chất lơ lửng và một phần hóa chất. Do đó, nước thải này thường gây tắc nghẽn và mùi hôi trong đường ống thoát nước tại khu vực nhà bếp, do dầu mỡ và các cặn bám vào thành ống.

Để giải quyết vấn đề này, việc xử lý sơ bộ nước thải từ khu nhà bếp trước khi đưa ra môi trường là cần thiết. Điều này có thể được thực hiện bằng cách đưa nước thải qua bẫy mỡ, hoặc sử dụng bể tách mỡ, nhằm hạn chế lượng mỡ gây tắc nghẽn đường ống.

3. Nước thải từ khu vực tắm, giặt

Nước thải từ khu vực tắm giặt có đặc tính hoàn toàn khác biệt so với hai loại nước thải đã đề cập ở trên và có ảnh hưởng và mức độ ô nhiễm thấp hơn nhiều. Điều này xuất phát từ sự khác biệt trong thành phần hóa học của nước thải, với hàm lượng chất hữu cơ không đáng kể, chủ yếu là các chất sử dụng trong quá trình tẩy rửa như xà phòng, bột giặt, dầu gội đầu,.. Làm cho phương pháp xử lý trở nên đơn giản hơn rất nhiều.

II. Thành phần nước thải sinh hoạt

Thành phần của nước thải sinh hoạt rất đa dạng, nhưng chủ yếu là nước với tỷ lệ lớn hơn 95%. Nước thải cũng chứa nhiều chất hữu cơ hòa tan. Ví dụ như phân, lông tóc, thực phẩm, đường, u-rê, protein hòa tan. Các chất vô cơ như Nito, Phospho, amoniac, muối, H2S cũng chiếm một phần quan trọng trong thành phần của nước thải sinh hoạt.

Nước Thải Sinh Hoạt Là Gì? Đặc Trưng Của Nước Thải Sinh Hoạt
Một số chất có trong nước thải sinh hoạt

Ngoài ra, nước thải sinh hoạt còn chứa vi sinh vật gây bệnh như vi khuẩn, virus, giun sán, cùng với các vi khuẩn vô hại. Điều này tạo nên sự phong phú và phức tạp của thành phần nước thải, đồng thời cũng đặt ra thách thức trong việc xử lý và giữ cho môi trường không bị ô nhiễm.

Bảng: Thành phần nước thải sinh hoạt

Thành phầnCác chất chủ yếuTác hại
Vi sinh vậtVi khuẩn gây bệnh, virusDễ bị mẩn ngứa, viêm da, khi sử dụng
Chất hữu cơThiếu oxy trong ao, hồCá chết, ô nhiễm không khí
Chất hữu cơ khácChất tẩy rửa, thuốc trừ sâu, dầu mỡ,
chất béo, chất tạo màu, phenol,...
Gây trúng độc
Chất vô cơNito, Photpho, amoniac,...Giảm oxy, gây trúng độc
Kim loạiHg,Pb, Cr, CuTích lũy sinh học, gây bệnh cho con người
Nhiệt độNước nóngThay đổi điều kiện, môi trường sống của sinh vật

IV. Các thông số ô nhiễm đặc trưng của nước thải sinh hoạt

1. Hàm lượng chất rắn lơ lửng (TSS)

TSS là viết tắt của Total Suspended Solids, bao gồm các chất vô cơ không tan ở dạng huyền phù như phù sa, bùn, gỉ sét, cũng như chất hữu cơ không tan và vi sinh vật. Các chất rắn lơ lửng có thể làm cản trở quá trình xử lý nước thải và tiêu tốn thêm hóa chất.

2. Nhu cầu oxy hóa học (COD)

COD là viết tắt của Chemical Oxygen Demand, đo lượng oxy cần thiết để oxy hóa chất hữu cơ trong nước bằng phương pháp hóa học. Hàm lượng COD là một chỉ số quan trọng để đánh giá mức độ ô nhiễm chất hữu cơ và hỗ trợ trong lựa chọn phương pháp xử lý nước thải.

3. Nhu cầu oxy sinh học (BOD)

BOD là viết tắt của Biochemical Oxygen Demand, đo lượng oxy cần thiết để vi khuẩn phân hủy chất hữu cơ trong điều kiện chuẩn. Hàm lượng BOD biểu thị khả năng giảm oxy hòa tan sau 5 ngày và thường tăng lên khi nước thải chứa nhiều chất hữu cơ.

4. Nitơ và các hợp chất Nitơ

Nito tồn tại dưới dạng hợp chất hữu cơ, amoni, nitrat, và nitrit.
Hàm lượng nitơ cao có thể tăng dinh dưỡng cho sinh vật dưới nước, gây thiếu oxy và ảnh hưởng đến chất lượng nước, đồng thời cản trở quá trình xử lý nước thải.

5. Thông số vi sinh vật học

Đây là nhóm vi khuẩn gây hại trong nước thải sinh hoạt, có thể ký sinh trong cơ thể thực vật và động vật, gây bệnh đường tiêu hóa cho con người và động vật. Việc xử lý vi sinh vật học là cần thiết trước khi xả nước thải vào môi trường.

>> Xem thêm: Thời Gian Thực Tế Phân Huỷ Của Nhựa Là Bao Lâu?

Kết luận

Trên đây là tất cả những kiến thức về nước thải sinh hoạt mà chúng tôi muốn chi sẻ đến các bạn. Hy vọng với những kiến thức này, bạn đã biết nước thải sinh hoạt là gì và cùng tuyên truyền, nâng cao ý thức cho những người xung quanh để bảo vệ môi trường ngày càng trong lành hơn. Mọi thông tin chi tiết, quý khách hàng hãy liên hệ ngay với Green Water để được tư vấn và giải đáp.

Thông tin liên hệ:

CÔNG TY TNHH GREEN

Trụ sở Hà Nội: Tầng 2 Tòa J, 226 Vạn Phúc, phường Liễu Giai, quận Ba Đình, Hà Nội

  • Điện thoại: 024 3514 8260

  • Hotline: 032 844 8880

  • Email: admin@greenwater.com.vn

Chi nhánh HCM: 82 Nguyễn Bá Tuyển - Phường 12 - Q.Tân Bình - Tp.Hồ Chí Minh

  • Hotline: 0931 112 900

  • Email: admin@greenwater.com.vn

Comments