Hệ thống xử lý nước thải trạm trộn bê tông đóng vai trò quan trọng và mang tính thiết yếu. Nó giúp loại bỏ các chất ô nhiễm có trong nước thải trước khi được thải ra môi trường. Qua đó, hệ thống này góp phần tích cực vào việc bảo vệ môi trường sinh thái và sức khỏe cộng đồng. Để hiểu rõ hơn về hệ thống xử lý nước thải này, hãy tham khảo ngay bài viết của Green Water sau đây.
Nguyên nhân ô nhiễm nước thải trạm trộn bê tông
Hầu hết các công trình xây dựng quy mô lớn đều yêu cầu một lượng bê tông tương đối lớn. Do đó, các trạm trộn bê tông đã được thành lập để đáp ứng nhu cầu cung cấp bê tông tươi với số lượng lớn và nhanh chóng.
Trạm trộn bê tông được coi là một loại nhà máy sản xuất bê tông thương phẩm. Nguyên liệu chính để sản xuất bao gồm xi măng, sỏi, cát, nước sạch và một số phụ gia khác. Mặc dù có khả năng sản xuất một khối lượng bê tông tươi lớn để phục vụ xây dựng, nhưng các trạm trộn cũng gây ra nhiều vấn đề như tiếng ồn, bụi bặm và ô nhiễm nước. Nước thải từ trạm trộn bê tông thường chứa xi măng, cát, sỏi và các loại chất thải khác. Nếu xả thải trực tiếp ra môi trường, chúng sẽ gây ô nhiễm nguồn nước. Vì vậy, việc thiết kế và xây dựng các hệ thống xử lý nước thải cho trạm trộn bê tông là rất quan trọng và cần thiết.
Tính chất của nước thải trạm trộn bê tông
Nguồn phát sinh
Trong quá trình hoạt động, trạm trộn bê tông sẽ liên tục phát sinh các nguồn nước từ những hoạt động sau:
Nước bị rơi vãi từ các máy trộn bê tông trong quá trình vận hành.
Nước thải ra từ quá trình vệ sinh cối trộn, trạm trộn hay làm sạch các đường ống và xe chở bê tông thương phẩm.
Nước thải từ quá trình tưới bê tông.
Thông số
Nước thải đầu vào từ trạm trộn bê tông thường chứa nhiều thành phần và thông số khác nhau. Dưới đây là một số thông số chính thường gặp trong nước thải của các trạm trộn bê tông:
Độ pH: Giá trị pH của nước thải thường dao động từ 9 đến 12. Do sự hiện diện của xi măng.
TSS có thể đạt từ 500 đến 2.500 mg/L, phụ thuộc vào quy trình sản xuất và lượng vật liệu thải ra.
Giá trị BOD có thể từ 200 đến 800 mg/L, phản ánh khả năng tiêu thụ oxy của nước thải.
COD thường dao động từ 400 đến 1.500 mg/L, cho thấy tổng lượng chất hữu cơ có trong nước thải.
Chất rắn lắng (SV): Có thể từ 200 đến 1.000 mg/L; tương tự như TSS nhưng chỉ tính các chất có khả năng lắng.
Mật độ nước thải từ 1.000 đến 1.200 kg/m³; phụ thuộc vào thành phần của nước thải.
Nhiệt độ thường nằm trong khoảng 20 đến 30°C, nhưng có thể cao hơn do quá trình trộn và phản ứng hóa học.
>> Xem thêm: Cách Xử Lý Nước Thải Bằng Phương Pháp Điện Hóa
Hệ thống xử lý nước thải trạm trộn bê tông như nào
Một số lưu ý khi xây dựng hệ thống xử lý nước thải
Để đưa ra được phương pháp chính xác, phù hợp với đặc tính của nước thải, cần phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau. Cụ thể như sau:
Công suất sản xuất bê tông của trạm lớn hay nhỏ. Những trạm trộn bê tông lớn thường có khối lượng nước thải cao và ngược lại. Do đó, hệ thống xử lý nước thải này cần có quy mô tương xứng.
Quá trình sản xuất cũng ảnh hưởng trực tiếp đến khối lượng và tính chất của nước thải. Vì vậy, đây là một trong những vấn đề cần được lưu ý khi thiết kế hệ thống.
Các thành phần, nguyên vật liệu để trộn bê tông như thế nào? Điều này sẽ ảnh hưởng đến đặc tính của nước thải. Do đó, cần nghiên cứu kỹ để đưa ra phương án phù hợp nhất.
Quy trình chi tiết của hệ thống xử lý nước thải trạm trộn bê tông
Nước thải từ trạm trộn bê tông và nước thải sinh hoạt của công nhân tại nhà máy này sẽ được thu lại theo đường ống thoát nước. Sau đó, dẫn tới bể thu gom.
Phần đầu bể sẽ được đặt các song chắn rác để giữ lại rác thô có kích thước lớn. Điều này giúp hạn chế nguy cơ tắc nghẽn đường ống, máy hơn. Đồng thời, giảm nhẹ áp lực cho các công trình xử lý phía sau.
Bể điều hòa
Tác dụng chính của công trình này chính là ổn định lưu lượng và tính chất của nước thải. Trong bể sẽ thiết kế thêm các hệ thống thổi khí, máy khuấy để tăng khả năng oxy hóa cho các chất hữu cơ. Từ đó, hạn chế tình trạng phát sinh vi khuẩn kỵ khí gây mùi. Tại bể điều hòa có thể xử lý được khoảng 10% COD và 10% BOD trong nước thải.
Bể lắng 1
Tác dụng chính là làm lắng cát,, sỏi, đá dăm… để hạn chế tình trạng ma sát, ăn mòn của chúng với thiết bị cơ khí hay lắng cặn ở các ống dẫn nước. Phần lắng dưới đáy bể sẽ được đưa sang bể chứa bùn và xử lý theo định kỳ.
Bể lắng 2
Sau quá trình keo tụ tạo bông, nước thải và các bông cặn sẽ được đưa tới bể lắng 2. Tại đây, các bông cặn lớn sẽ lắng xuống và tách ra khỏi dòng chảy. Phần bùn lắng dưới đáy bể sẽ được chuyển sang bể chứa bùn để xử lý theo định kỳ.
Bể keo tụ tạo bông
Bể keo tụ vào tạo bông có chức năng chính là xử lý làm lượng chất rắn lơ lửng trong nước. Tại đây, nước thải sẽ được hoà trộn với các loại hóa chất keo tụ, trợ keo tụ để chất thải kết cụm với nhau. Từ đó, tạo thành các hạt bông cặn lớn và dễ lắng hơn.
Bể lọc áp lực
Tại bể này, người ta sử dụng các vật liệu như cát, than hoạt tính để lọc bỏ các hạt cặn còn sót lại của các quy trình xử lý nước thải trước đó. Nhờ vậy, nguồn nước thải sẽ trở nên trong sạch hơn.
Ưu điểm của công nghệ xử lý nước thải trạm trộn bê tông
Thiết kế khoa học, hợp lý, không tốn nhiều diện tích.
Hiệu quả cao, có thể hoạt động liên tục
Không cần tốn thời gian để nuôi cấy vi sinh.
Vận hành đơn giản, dễ dàng.
Chi phí thiết kế, xây dựng và vận hành phù hợp.
>> Xem thêm: Mạch Nước Ngầm Liệu Có Sạch Hay Không?
Kết luận
Với gần 20 năm kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực xử lý nước, Green Water luôn sẵn sàng cung cấp cho quý doanh nghiệp những giải pháp tốt nhất để xử lý nước thải trạm trộn bê tông, bảo vệ môi trường. Do đó, nếu bạn đang có ý định tìm hiểu, hãy liên hệ ngay với số hotline của chúng tôi để được tư vấn và hỗ trợ cụ thể.
Thông tin liên hệ:
CÔNG TY TNHH GREEN
Trụ sở Hà Nội: Tầng 2 Tòa J, 226 Vạn Phúc, phường Liễu Giai, quận Ba Đình, Hà Nội
Chi nhánh HCM: 82 Nguyễn Bá Tuyển - Phường 12 - Q.Tân Bình - Tp.Hồ Chí Minh